当前位置:首页 > La liga

【bang xep hang my】Áp dụng tiến bộ khoa học để hoàn thiện chính sách kiểm soát thuốc lá

Áp dụng tiến bộ khoa học để hoàn thiện chính sách kiểm soát thuốc lá

Hải Triều

Dù đã nỗ lực để thực thi các biện pháp kiểm soát thuốc lá nhưng Việt Nam vẫn nằm trong top 15 các nước có tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá điếu cao nhất thế giới,Ápdụngtiếnbộkhoahọcđểhoànthiệnchínhsáchkiểmsoátthuốclábang xep hang my bất chấp sự hỗ trợ và kêu gọi cai thuốc từ các cơ quan y tế. Do đó, theo nhiều chuyên gia, cần cập nhật lại các hướng tiếp cận kiểm soát thuốc lá hiệu quả hơn dựa trên tiến bộ khoa học và kinh nghiệm quốc tế.

Cần chấp nhận giải pháp tình thế cho người chưa thể cai thuốc

Từ năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) với 3 trụ cột chính đó là: Giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại.

Tại Hội nghị của Liên đoàn Tim mạch Đông Nam Á ngày 12/11/2022 vừa qua, ThS.BS Lê Đình Phương - Trưởng khoa Nội Tổng quát và Y học Gia đình, Bệnh viện FV chia sẻ: “Ở Việt Nam, khái niệm giảm tác hại mới chỉ mới bắt đầu những bước đầu tiên. Thống kê cho thấy 90% người hút thuốc láở Việt Nam sẽ tiếp tục hút thuốc. Mặc dù Bộ Y tế đưa ra nhiều chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá và hỗ trợ cai thuốc, tỷ lệ cai thành công trong vòng 6 tháng chỉ đạt 9%. Đồng thời, nhiều y bác sĩ vẫn còn cho rằng việc nghiện thuốc lá chỉ do nicotine, và vẫn nghĩ nicotine là rất độc. Trong khi đó, độc tính của nicotine là rất thấp”.

Cụ thể, nicotine chỉ chiếm 5% tác hại trong thuốc lá, 95% tác hại còn lại đến từ các chất độc hại sinh ra trong quá trình đốt cháy. Để dẫn chứng, BS Phương cũng nêu rõ kết quả từ một nghiên cứu đồ sộ trên 5 triệu người tại Hàn Quốc đã công bố trên tạp chí Circulation. Theo nghiên cứu này, nếu người hút thuốc lá chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm thuốc lá không đốt cháy (heat-not-burn) thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn so với tiếp tục hút thuốc lá điếu đốt cháy.

Cùng quan điểm trên, Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ - Ủy viên Ban điều hành Chương trình chống lao Quốc gia, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu khoa học, Hội Phổi Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi TW cũng đánh giá về công tác phòng chống tác hại thuốc lá của Việt Nam tại tọa đàm “Phòng chống tác hại thuốc lá - Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu” do VNE tổ chức vừa qua.

Theo PGS.TS Sỹ: “Với việc triển khai Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá 10 năm nay, người dân đã hiểu về tác hại của thuốc lá quá rõ... Tuy nhiên, vấn đề là tại sao người ta không hoặc chưa cai được thuốc lá? Bởi vì việc cai không hề dễ… Vậy, những giải pháp để làm giảm tác động hoặc tác hại của thuốc lá truyền thống là cần thiết”.

PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân Đinh Ngọc Sỹ (bìa phải) và PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc (giữa) trong buổi tọa đàm “Phòng chống tác hại thuốc lá - Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu”.

Tác động tích cực của những giải pháp giảm tác hại của thuốc látruyền thống cho người hút thuốc mà ông Sỹ đề cập đã được ghi nhận tại nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản…

Tại Mỹ, GS Brad Rodu, phụ trách các nghiên cứu giảm tác hại thuốc lá tại Trung tâm Ung thư Brown cho biết, những năm qua, số lượng người hút thuốc lá điếu tại Mỹ đã giảm đáng kể nhờ chuyển sang sử dụng các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (TLTHM). Trong đó, một số loại thuốc lá điện tử(TLĐT) và thuốc lá làm nóng (TLLN) đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm định, cấp phép lưu hành trên thị trường.

Tại Hội nghị Scientific Summit lần thứ 4 hồi tháng 10/2022, TS.BS Hiroya Kumamaru - chuyên gia tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa AOI, Nhật Bản cũng cho biết, sau 8 năm cho phép TLLN có mặt trên thị trường, kể từ năm 2015, lượng thuốc lá tiêu thụ tại Nhật Bản đã giảm 44% trong 5 năm.

Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ có thể sẽ giúp Việt Nam phòng, chống tác hại của thuốc lá tốt hơn

Theo PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên Chi hội Hô hấp TP Hồ Chí Minh, việc giúp người không thể cai thuốc lá chuyển qua sử dụng sản phẩm giảm tác hại là giải pháp hợp lý về mặt y khoa. “Với những trường hợp chưa cai được thuốc lá, chúng ta có thể tư vấn các biện pháp giảm tác hại, như vậy sẽ giảm đi ảnh hưởng, tác động xấu mỗi ngày cho bản thân người hút thuốc”.

Vì vậy, TLĐT, TLLN, thuốc lá ngậm và các sản phẩm nicotinekhác có thể trở thành công cụ tiềm năng hỗ trợ cho người chưa hoặc không muốn bỏ thuốc.

GS David Sweanor, Thành viên danh dự Hội đồng quản trị tổ chức HealthBridge Canada.

Cụ thể, GS David Sweanor - Chủ tịch Ủy ban Cố vấn, Trung tâm Luật, Chính sách và Đạo đức Y tế, Đại học Ottawa (Canada), Thành viên danh dự Hội đồng quản trị tổ chức HealthBridge Canada, đã dẫn chứng kết quả thực tế tại Nhật Bản, Na Uy, Anh, New Zealand...: “Ví dụ, Na Uy đã giảm một nửa doanh số thuốc lá trong 10 năm qua nhờ sử dụng một sản phẩm thuốc lá dạng nhai từ Thụy Điển được gọi là Snus.

Đó là một sản phẩm mà rất rất ít nguy cơ và đang thay thế các sản phẩm TLĐT ở những nước như Anh hay New Zealand và những nước khác. Nếu các bạn cung cấp thông tin cho mọi người về một giải pháp thay thế ít độc hại hơn, các bạn áp dụng chính sách để khuyến khích mọi người tránh xa thuốc lá, chúng ta sẽ đạt được sự đột phá. Đó là cách chúng ta ngăn chặn 8 triệu ca tử vong mỗi năm”.

GS Sweanor cũng chia sẻ: “Tôi nghĩ Việt Nam là một ví dụ thực sự rất tốt về một quốc gia có thể tiến tới như những gì chúng ta đã thấy ở các nước khác. Những sản phẩm độc hại nhiều, trong đó thuốc lá là sản phẩm độc hại nhất, nên có quy định ở mức cao nhất, đánh thuế cao nhất. Còn với những sản phẩm nguy cơ thấp hơn thì nên có quy định phản ánh đúng điều đó, để khuyến khích mọi người từ bỏ thuốc lá và chuyển sang những sản phẩm ít rủi ro nhất trên chuỗi nguy cơ của các sản phẩm thuốc lá và bảo vệ mạng sống của nhiều người”.