Dùng đủ cách mà con gái không chịu lấy chồng
Nhắc tới nhà bà Vi Thị H. (quê Lạng Sơn),àtrưởnghọkhôngchịulấyvợcảlàngsốtruộkết quả afc cup nhiều người trong làng nhớ ngay tới cô con gái đầu lòng của gia đình bà.
Đã ngoài 30 tuổi, mặc cho bạn bè cùng trang lứa ở quê đã yên bề gia thất, M. vẫn một mình hưởng thụ cuộc sống. M. xinh xắn, nhanh nhẹn hoạt bát, đang làm truyền thông ở một công ty lớn trong TP.HCM. Dù được nhiều người quan tâm nhưng không ai lọt vào mắt xanh của M.
Bà H. nhớ lại: “Ngày còn đi học, nó có yêu 1 đứa bạn cùng trường. Nhưng gia đình tôi sợ con không lo học hành lại lỡ dở tương lai nên cấm đoán không cho yêu sớm. Tôi vẫn nói với con, 'con gái mẹ xinh xắn, sau này đi học, đi làm kiểu gì chẳng lấy được tấm chồng như ý'. Thấy con nghe lời, tập trung vào học nên vợ chồng tôi cũng yên tâm".
Ngày con gái đỗ đại học ở Hà Nội, rồi ra trường tự xin được việc làm... vợ chồng bà H. vui mừng và tự hào về con lắm. Thế nhưng, hơn 10 năm qua, nhiều lần ông bà nhắc khéo về chuyện tình yêu mà M. toàn cười trừ, nói "con không lấy chồng đâu, con ở vậy với bố mẹ thôi".
“Chúng tôi bất lực rồi. Dù làm mọi cách từ dọa nạt tới thủ thỉ, nhờ mọi người khuyên bảo, con bé vẫn không chịu lấy chồng”, bà H. tâm sự với phóng viên VietNamNet.
Đầu năm 2022, bà H. còn mời thầy cúng về làm lễ cầu an cho cả gia đình và cầu mong cho con gái sớm yên bề gia thất. Theo tục lệ, sau khi làm lễ, bà H. còn phải chi một khoản tiền làm cỗ mời anh em họ hàng tới ăn. Vậy nhưng, sắp 2 năm sau ngày làm lễ con gái bà vẫn chăn đơn gối chiếc.
“Phải chăng vì ngày xưa tôi quyết liệt phản đối nó yêu sớm mà giờ nó giận, nó cố tình để tôi lo lắng suốt ngày như vậy? Có mụn con gái mãi không chịu lấy chồng, đẻ con, ít nữa tôi già lại không chăm con, chăm cháu được cho nó”, bà H. buồn bã nói.
"Chúng nó cứ ì ra, không chịu lấy vợ"
Đó là câu nói không chỉ của ông Q. (Phú Thọ) mà còn của cả anh em họ hàng mỗi khi nói về hai con trai của ông Q., một người 44 tuổi và một người 41 tuổi vẫn không chịu lấy vợ.
Trước đây, kinh tế gia đình ông Q. trông chờ vào mấy sào ruộng và việc đi cày bừa thuê của 3 bố con. Hai cậu con trai rất ngoan, chịu khó làm việc cùng bố mẹ. "Hàng xóm ai cũng mừng vì các con của ông bà ấy ngoan, chịu khó chứ không chơi bời lêu lổng như nhiều đứa trong làng. Thế mà chẳng hiểu sao không đứa nào chịu lấy vợ. Bố nó là trưởng họ, đi đám nào cũng bị nhắc chuyện con cái, đến khổ", ông K. em trai ông Q. nói.
Năm 2012, ông Q. đi vay vốn, mở một xưởng sản xuất nông cụ. Cùng với sự thay da đổi thịt của làng quê khi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua, kinh tế gia đình ông khá lên mỗi ngày.
Khi xưa nghèo khó, con trai ngại lấy vợ đã đành, giờ kinh tế khá giả, ông Q. còn mua được cho mỗi người con trai một mảnh đất nhưng các con vẫn im re, không anh nào dẫn bạn gái về nhà ra mắt.
Anh em họ hàng ai cũng sốt ruột thay cho nhà ông Q. Trong làng, cứ có dịp cỗ bàn tụ tập là mọi người lại nhắc tới chuyện buồn nhà ông Q. Nhiều người từ đùa vui tới thủ thỉ tâm tình, động viên hai con trai ông Q. thương bố thương mẹ thì chịu khó đi tìm vợ, sinh con đẻ cái yên bề gia thất.
Bạn bè trong làng mỗi lần tụ tập đều dắt theo vợ con đi cùng, khích bác đủ kiểu. Nhưng mặc kệ tất cả, hai người con tuổi U50 của ông Q. vẫn bình chân như vại.
Ban ngày các anh đi làm, tối đến tụ tập với bạn bè, hàng xóm, hoặc đi câu cá... để giết thời gian. "Chúng nó cứ ì ra không chịu lấy vợ, chẳng thương bố thương mẹ gì cả. Hơn 40 tuổi đầu rồi chứ ít ỏi gì nữa mà cứ để ông bà ấy lo lắng suốt ngày. Trước chúng tôi còn nói thẳng, giục các cháu cưới vợ, chứ giờ cũng ngại chẳng dám nói vì động vào nỗi đau nhà bác ấy", bà B. vợ ông K. nói về 2 đứa cháu chồng.