88Point88Point

【nhận định áo】Phòng bệnh cho trẻ mùa Tết

Báo Cà MauBác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau, cho biết: “Cứ vào dịp Tết hằng năm, số trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp như: sởi, thuỷ đậu, ho gà, quai bị, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi... thường tăng cao. Đây là những bệnh thường phát sinh và lây truyền nhanh trong dịp Tết vì mật độ người đông, nhất là ở những nơi vui chơi công cộng cũng như yếu tố thời tiết chuyển lạnh nên ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của trẻ”.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau, cho biết: “Cứ vào dịp Tết hằng năm, số trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp như: sởi, thuỷ đậu, ho gà, quai bị, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi... thường tăng cao. Đây là những bệnh thường phát sinh và lây truyền nhanh trong dịp Tết vì mật độ người đông, nhất là ở những nơi vui chơi công cộng cũng như yếu tố thời tiết chuyển lạnh nên ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của trẻ”.

Tết là giai đoạn các bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp luôn gia tăng. Ðây là những bệnh rất dễ lây khi trẻ đến những nơi công cộng và có người bị bệnh. Khi mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, ho, ngạt mũi, hắt hơi... sẽ làm bắn nước bọt, đờm dãi ra xung quanh, có kèm theo vi khuẩn gây bệnh, trẻ khoẻ thở hít phải nên bị lây bệnh. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần tránh cho trẻ đi chơi xa, đi tàu xe dài ngày, đồng thời bảo đảm chế độ ăn uống vệ sinh trong dịp Tết, cho trẻ mặc đủ ấm. Khi trẻ mắc bệnh phải điều trị kịp thời, dùng thuốc đủ liều lượng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Các bậc phụ huynh cần trang bị đầy đủ kiến thức về phòng bệnh cho con em, nhất là trong dịp Tết.

Ðể bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết như: nhiệt kế, thuốc hạ sốt, dung dịch nhỏ mũi, mắt... để dùng khi cần thiết. Cách phòng bệnh tốt nhất là ngoài chăm sóc ăn uống và phòng, chống lạnh, tránh gió lùa, có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch sunfarin hoặc natriclorid 0,9%,

Một bệnh thường gặp nữa ở trẻ là bệnh về đường tiêu hoá như tiêu chảy, đặc biệt là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm phổ biến ở trẻ em lứa tuổi còn bú. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp, có thể do vi khuẩn như: E.Coli, trực khuẩn lỵ Shigella hoặc Amip. Song, có tới hơn 50% trường hợp tiêu chảy cấp ở lứa tuổi còn bú là do vi-rút. Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị tiêu chảy do vi-rút là viêm đường hô hấp trên xảy ra trước đó như: chảy mũi, ho, họng đỏ, viêm tai.

Phần lớn trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp do vi-rút xảy ra vào mùa đông - xuân trong dịp Tết. Một số bệnh nhiễm khuẩn ngoài ruột như viêm phổi, viêm tai giữa cũng có thể gây tiêu chảy cấp. Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân cho biết: “Tiêu chảy cấp do vi-rút thường trẻ nôn rất nhiều, phân lỏng và khối lượng nhiều, không có máu, mũi hay nhầy. Ngày Tết, trẻ còn có thể bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, thường có biểu hiện nôn, tiêu chảy, đau bụng... Hậu quả nghiệm trọng nhất do tiêu chảy cấp ở trẻ em là mất nước, trường hợp nặng có thể gây tử vong nếu không cứu chữa kịp thời. Ngoài ra, một số bệnh cũng cần chú ý đề phòng là tay - chân - miệng, sốt xuất huyết trái mùa”.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân khuyến cáo, các bậc cha mẹ chú ý bảo đảm dinh dưỡng và mặc ấm cho trẻ. Trong ăn uống, cha mẹ nên chuẩn bị thức ăn tươi ngon, cố gắng duy trì số và lượng thức ăn đều đặn như thường ngày. Không cho con ăn đồ tươi sống, ôi thiu hoặc chế biến lại nhiều lần. Không nên cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, thực phẩm nhiều tinh bột, đạm, đường mà nên cho trẻ ăn rau quả đi kèm để tránh bị tăng cân, béo phì hoặc rối loạn tiêu hoá trong ngày Tết. Nên cho bé uống các loại nước trái cây ép tự nhiên, uống sữa và không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện bệnh, các bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời./.

Bài và ảnh: Ðặng Duẩn

赞(5876)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhận định áo】Phòng bệnh cho trẻ mùa Tết