您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【nhan dinh bong da 24h】Nhập nhằng nguồn gốc trái cây ngoại 正文

【nhan dinh bong da 24h】Nhập nhằng nguồn gốc trái cây ngoại

时间:2025-01-10 19:31:41 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Trái cây nhập khẩu không còn quá xa lạ với nhiều người tiêu d nhan dinh bong da 24h

Trái cây nhập khẩu không còn quá xa lạ với nhiều người tiêu dùng,ậpnhằngnguồngốctricyngoạnhan dinh bong da 24h vì chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nên giá khá đắt đỏ. Thế nhưng, thời gian gần đây từ siêu thị đến các chợ dân sinh đôi lúc trái cây ngoại như táo, lê, nho nhiều và rẻ hơn trái cây nội. Người dân phấn khởi vì giá, nhưng cũng băn khoăn hàng mua về có đúng nguồn gốc, xuất xứ. 

Trái cây ngoại bày bán rất nhiều tại các chợ.

Giá rẻ bất ngờ

Vốn thích trái kiwi và các loại táo (bôm), nhưng từ trước đến nay chị Lê Thị Mỹ, ở thành phố Vị Thanh cũng thỉnh thoảng mới dám mua về cho gia đình, bởi mức giá của loại trái này khá đắt. Từ hơn tháng nay, giá kiwi luôn là mặt hàng được chị Hạnh ưu tiên lựa đầu tiên mỗi khi đi siêu thị. Chị Hạnh cho biết: “Hiện loại này có mức giá rất hấp dẫn tại một số siêu thị vì đã giảm chỉ còn một nửa so với trước. Nếu đi đúng vào thời gian siêu thị chạy chương trình khuyến mãi chỉ còn chưa tới 70.000 đồng/kg, nghĩa là giảm còn khoảng 1/2 giá ban đầu, trong khi táo gala chỉ từ 45.000-55.000 đồng/kg”. 

Tại Vincom Plaza Vị Thanh và Siêu thị Co.opMart Vị Thanh, nhiều loại trái cây ngoại nhập rất phong phú. Không chỉ táo, một loạt trái cây khác như kiwi, lê Hàn Quốc, lê hồng Nam Phi, nho không hạt Mỹ bày đầy ắp trên quầy kệ. Các loại táo đang có giá hấp dẫn là táo Mỹ, táo NewZealand có giá từ 53.000-90.000 đồng/kg. Ngoài ra, lê Hàn Quốc giá 70.000 đồng/kg, nho đen không hạt Mỹ, Nam Phi từ 110.000-150.000 đồng/kg… Nếu vào cuối tuần, một số loại có thể được giảm xuống còn 1/2 giá cũ. Với mức giá này, so với trái cây nội như sầu riêng, măng cụt thì giá tương đương hoặc chỉ chênh lệch nhau 10.000-20.000 đồng/kg. Ngoài siêu thị, trên các trang mua bán online cũng đang được giảm giá mạnh như cherry còn 150.000-200.000 đồng/kg. Nhiều cửa hàng còn quảng cáo bán táo, nho organic (hữu cơ) với giá chỉ 60.000-70.000 đồng/kg, nho ngón tay, nho đỏ Úc, nho Mỹ giá chỉ từ 120.000-170.000 đồng/kg tùy thời điểm.

Một nhân viên Siêu thị Co.opMart Vị Thanh thông tin: Trái cây nhập khẩu ngày càng rẻ, do những loại này khi vào chính vụ hàng nhiều. Ngoài ra, hiện nay thủ tục thanh toán, mua hàng dễ dàng hơn so với trước nên không tốn nhiều chi phí. Bên cạnh đó, các công ty nhập khẩu trái cây nở rộ nên cạnh tranh giá với nhau để giữ khách hàng.

Nghi ngại hàng kém chất lượng

Theo các tiểu thương, thời điểm này, mùa trái cây ở miền Nam vào chính vụ cũng là lúc trái cây được nhập khẩu từ Trung Quốc về chủ yếu là táo, lê, cam, quýt, dưa vàng, dưa hấu cũng ồ ạt đổ về các chợ. Ngoài trái cây ra còn có tỏi, hành tím, hành tây, khoai tây, cà rốt… đưa về. Hiện nay, các mặt hàng trái cây, rau củ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam rất nhiều, trong đó có cả hàng Trung Quốc nhập chính ngạch vẫn đảm bảo về chất lượng.

Một số quầy bán trái cây tại chợ Vị Thanh hay Ngã Bảy cũng bày bán các loại táo được người bán hàng giới thiệu có nguồn gốc từ Mỹ, Úc… kèm theo cả tem dán nhận diện, với giá bán 70.000-80.000 đồng/kg. Nhìn bề ngoài các loại trái cây này không khác là mấy so với táo ngoại nhập, nhưng về giá thì thấp hơn rất nhiều so với siêu thị. Đặc biệt, dù không được bảo quản lạnh nhưng màu sắc vẫn tươi bóng, không có dấu hiệu thay đổi.

Nhưng điều đáng lo ngại nhất là khi ra thị trường hàng Trung Quốc được ẩn danh với cái mác mới là hàng Mỹ. Giá trái cây Trung Quốc thường rẻ hơn 2-3 lần so với sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác. Như táo Mỹ bán 80.000-150.000 đồng/kg, hàng Trung Quốc cao nhất chỉ 50.000 đồng/kg, có hôm ở chợ đổ đống giá 10.000 đồng/kg. Còn nho Mỹ từ 135.000-200.000 đồng/kg, trong khi hàng Trung Quốc chỉ từ 50.000-70.000 đồng/kg, lê, quýt hồng giá cũng cách nhau 50.000-60.000 đồng/kg. “Hàng Trung Quốc ít được ưa chuộng hơn nhưng vẫn bán được cho các nhà hàng, quán karaoke, điểm ăn tập thể. Vì những điểm này tiêu thụ nhiều nhưng họ muốn giảm giá thành nên lựa chọn trái cây nhập giá rẻ hơn để thay thế”, chị Ngọc Hạnh tiểu thương bỏ mối trái cây ở chợ Ngã Bảy, tiếc lộ.

Tại chân cầu Đôi gần chợ Ngã Sáu, huyện Châu Thành, những xe bán trái cây dạo được các chủ xe trưng các bảng giá rất rẻ kèm lời mời chào: “Nho Mỹ 50.000 đồng/kg, nho Mỹ loại I giá 70.000 đồng/kg, nho vô mùa, giá rẻ lắm!”. Còn gần cổng Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A thời gian gần đây xuất hiện nhiều điểm bán nho tươi giá rẻ. Trên bảng giá ghi rõ chỉ 35.000 đồng/kg, một số người còn bán kèm với lê, lựu, bôm giá 30.000 đồng/kg. Các tiểu thương đều thừa nhận đây là hàng Trung Quốc nên có giá rẻ như vậy.

Không ít người ham rẻ, thiếu kiểm tra đã mua trái cây kém chất lượng đang bán tràn lan trong các chợ và trên các sạp hàng ngoài trời. Cũng như một số khách đi chợ khác, thấy giá rẻ nên chị Phạm Ngọc Vẹn, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành mua hẳn 4kg nho. “Lúc mua người ta quảng cáo là hàng nhập từ Mỹ, có tem, mác dán ở đầu cuốn và được bọc lại kỹ càng. Ăn thử tại chỗ thì quả nho giòn, ngon, nhưng sau khi mang về nhà không lâu thì thịt nho trở nên mềm nhũn, mặc dù vỏ vẫn mọng nước, không ai ngờ mau hư vậy”, chị Vẹn bức xúc.

Chưa bao giờ thị trường lại xuất hiện nhiều trái cây nhập ngoại như hiện nay. Cùng một chủng loại, xuất xứ, kích cỡ nhưng giá bán tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, chợ... chênh lệch nhau từ hàng chục, thậm chí nhiều lúc lên đến cả trăm ngàn đồng. Trong số đó, không ít loại được gắn mác xuất xứ từ các nước Âu, Mỹ, Úc. Thế nhưng, người tiêu dùng băn khoăn có bao nhiêu phần trăm lượng trái cây đang lưu thông trên thị trường bán đúng nguồn gốc.

Trước những nguy cơ độc hại tiềm tàng của một bộ phận trái cây Trung Quốc nhập khẩu gắn mác xuất xứ khác, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hậu Giang cho biết đơn vị đã tăng cường tần suất kiểm tra đối với tất cả các loại trái cây, nông sản nhập khẩu, nhất là các mặt hàng có tẩm nhiều chất bảo quản vượt quá giới hạn quy định. Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng có thông tin nên cung cấp cho cơ quan chức năng để tiến hành kiểm tra, xử lý.  Để tránh mua lầm, người tiêu dùng cần tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết hàng hóa để phân biệt nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

 

Bài, ảnh: KIM ĐIỀU