Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Tài chính,ìmộtASEANtăngtrưởngbềnvữngvàtăngcườngkếtnốkqbd truc tuyen 24h hom nay Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN, Tổng thư ký ASEAN, đại diện các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Nghiên cứu kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN+3 (AMRO). Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị.
Hội nghị đã đánh giá, kiểm điểm tình hình kết quả hợp tác tài chính – tiền tệ trong khu vực nhằm mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN, đảm bảo sự ổn định tài chính, đạt được các mục tiêu ưu tiên về tăng cường kết nối, bền vững và tự cường tài chính.
Duy trì tăng trưởng kinh tế của ASEAN
Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương đã thảo luận về tình hình phát triển kinh tế khu vực và thế giới; tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính, tiền tệ ASEAN. Hội nghị ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế tích cực của khu vực ASEAN, đạt 5,1% trong năm 2018. Dự kiến tăng trưởng kinh tế khu vực năm 2019 tiếp tục ở mức 5,1% và năm 2020 khoảng 5,2%. Các yếu tố tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế khu vực bao gồm: triển khai các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng; tiếp tục thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, hội nghị cũng nhận thức được các rủi ro tiềm ẩn và sẵn sàng thực hiện các biện pháp thích hợp cần thiết duy trì tăng trưởng và sự ổn định tài chính khu vực. Hội nghị tiếp tục giao nhiệm vụ cho AMRO theo dõi chặt chẽ sự phát triển kinh tế và tài chính khu vực.
Các Bộ trưởng chụp ảnh lưu niệm. |
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng cho rằng, ASEAN cần tiếp tục các giải pháp cải cách nhằm hỗ trợ khả năng tự cường khu vực như phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới và hỗ trợ môi trường kinh doanh và đầu tư.
Hội nhập và tự do hóa tài chính
Hội nghị hoan nghênh kết quả hội nhập và tự do hóa dịch vụ tài chính với việc ký Nghị định thư thực hiện Gói cam kết Vòng VIII về tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN, thể hiện cam kết mạnh mẽ của ASEAN tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Hội nghị cũng ghi nhận các nỗ lực tiếp tục thúc đẩy tự do hóa dịch vụ tài chính thông qua đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đàm phán Gói cam kết Vòng IX về tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN.
Chia sẻ quan điểm với hội nghị, Việt Nam ghi nhận kết quả đàm phán nội dung dịch vụ tài chính thuộc Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA), hoan nghênh các nước thành viên đã đồng thuận với quan điểm đảm bảo các nguyên tắc “quản lý thận trọng” và “không gian chính sách” cho lĩnh vực dịch vụ tài chính. Việt Nam đề nghị ASEAN duy trì quan điểm này khi đàm phán mới hoặc đàm phán nâng cấp các hiệp định thương mại tự do, trong đó có RCEP.
Tạo thuận lợi thương mại và đầu tư
Các Bộ trưởng Tài chính ASEAN hài lòng với tiến trình hợp tác hải quan, đặc biệt là việc tiếp tục vận hành thực tế Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) với kỳ vọng toàn bộ các nước thành viên ASEAN tham gia trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN mẫu D qua hệ thống này. Đồng thời, các bộ trưởng hoan nghênh các nước đã phê chuẩn Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan và mong đợi việc hoàn thành phê chuẩn Nghị định thư 2 về chỉ định các cặp cửa khẩu biên giới, qua đó tạo cơ sở để vận hành hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN.
Về hợp tác thuế, các bộ trưởng hoan nghênh báo cáo nghiên cứu về cơ cấu thuế khấu trừ tại nguồn đối với lãi vay của ASEAN và đề nghị Diễn đàn Thuế ASEAN tiếp tục thảo luận về một kế hoạch hành động phù hợp để thực hiện khuyến nghị của nghiên cứu này. Trong hợp tác bảo hiểm, hội nghị thông qua Sổ tay hướng dẫn các công ty bảo hiểm ASEAN cung cấp qua biên giới bảo hiểm hàng hải, hàng không và hàng hóa quá cảnh (MAT), theo đó các doanh nghiệp bảo hiểm hiểu rõ khuôn khổ pháp lý và cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tại các nước thành viên khi cung cấp bảo hiểm MAT.
Về hợp tác phát triển thị trường vốn, các Bộ trưởng hoan nghênh việc ra đời Thẻ Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF PASS) qua đó tạo thuận lợi cho việc di chuyển qua biên giới đối với các nhà tư vấn đầu tư.
Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá cao môi trường kinh doanh khu vực nhờ các cải cách mạnh mẽ trong tạo thuận lợi thương mại, đơn giản hóa thủ tục hải quan và ứng dụng công nghệ thông tin; nhất trí với mục tiêu hoàn thành kết nối tất cả các nước thành viên vào Hệ thống một cửa ASEAN và thông báo Việt Nam đã sẵn sàng tham gia dự án triển khai thí điểm Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN.
Tài trợ cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững
Hội nghị tái khẳng định cam kết thúc đẩy phát triển và tài trợ cơ sở hạ tầng trong ASEAN thông qua việc huy động vốn tư nhân. Theo đó, các bộ trưởng đã ghi nhận hai công cụ mới của Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN là Công cụ tài chính bao trùm và Công cụ xúc tác tài chính xanh. Các bộ trưởng cũng hoan nghênh sáng kiến chung giữa Diễn đàn phát triển thị trường vốn ASEAN và Ủy ban công tác phát triển thị trường vốn ASEAN về thúc đẩy tài chính cơ sở hạ tầng và tài chính bền vững. Đồng thời, hoan nghênh nỗ lực của Ủy ban công tác phát triển thị trường vốn ASEAN trong việc xây dựng báo cáo về tài trợ bền vững trong ASEAN để trình Hội nghị AFMGM thông qua năm 2020.
Chia sẻ nội dung này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thông báo với hội nghị, Việt Nam đang nghiên cứu để hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc phát triển các sản phẩm thị trường vốn xanh, trong đó có sản phẩm trái phiếu xanh tại Việt Nam. Việt Nam hoan nghênh việc thông qua Lộ trình Phát triển vốn bền vững ASEAN. Việc này sẽ giúp các nước thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam có chiến lược rõ ràng và cụ thể hơn cho việc phát triển bền vững thị trường vốn trong nước.
Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Tài chính Việt Nam đã thông báo về thời gian tổ chức hội nghị như thông lệ sẽ vào đầu tháng 4 và sẽ thông qua Ban Thư ký ASEAN để thông báo cho các nước thành viên về thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 6. Năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN với chuỗi các hoạt động thuộc tiến trình sẽ diễn ra tại Việt Nam.
Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 5 (AFMGM)” gồm 32 điểm và đã thành công tốt đẹp.
Hiệp - Nhi