【kq u19 chau au】Hiệu quả từ công tác khuyến nông
Trong năm 2023,ệuquảtừcngtckhuyếkq u19 chau au với việc triển khai có hiệu quả nhiều chương trình, dự án, đồng thời gắn với việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bằng nhiều hình thức của ngành khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở nên việc canh tác nông nghiệp của người dân trên địa bàn tiếp tục mang lại những tín hiệu tích cực.
Vụ lúa Đông xuân đang canh tác, HTX Phước Trung đã và đang được hỗ trợ nhiều mặt để thực hiện mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm.
Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Qua ước tính của ngành thống kê tỉnh thì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp) của tỉnh trong năm 2023 ước đạt 3,12%, tăng 0,07% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm. Để đạt được kết quả ấn tượng này thì có sự đóng góp không nhỏ của ngành khuyến nông tỉnh.
Thực hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả
Vụ lúa Đông xuân 2023-2024, Hợp tác xã (HTX) Phước Trung, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, được Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh chọn là một trong 5 HTX sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh thực hiện mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm.
Ông Hà Minh Triều, Giám đốc HTX Phước Trung, thông tin: Khi tham gia mô hình, HTX được nhà nươc hỗ trợ 50% vốn để mua một thiết bị bay không người lái phục vụ sản xuất nông nghiệp cho xã viên, đồng thời hộ dân tham gia mô mình cũng được hỗ trợ 50% tiền mua lúa giống và phân bón vi sinh để bón cho cây lúa. Tổng diện tích áp dụng mô hình của HTX là 100ha, với 46 hộ dân tham gia.
Ngoài hỗ trợ kinh phí thì khi thực hiện mô hình, các HTX còn được Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh liên kết với doanh nghiệp đến bao tiêu đầu ra hạt lúa cho người dân; đồng thời hỗ trợ việc thực hiện giấy chứng nhận sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vào cuối vụ.
Ông Trần Văn Lái, thành viên HTX Phước Trung, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Xác định được tầm quan trọng của việc làm ra hạt lúa đạt chất lượng an toàn thực phẩm sẽ tạo thuận lợi trong đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm; do đó, khi được thông tin triển khai mô hình làm lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP, tôi và đông đảo bà con xã viên của HTX Phước Trung đã nhanh chóng đăng ký thực hiện. Với 1ha lúa của gia đình, vừa rồi tôi chỉ gieo sạ với lượng lúa giống là 80kg (giống lúa Đài Thơm 8); đồng thời có máy bay không người lái thực hiện phun thuốc, bón phân nên việc làm ruộng trong vụ lúa Đông xuân này đang rất khỏe”.
Bên cạnh mô hình trên thì việc thực hiện trồng nấm rơm trong nhà được Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh tiếp tục triển khai trong năm 2023 và đang mang lại nhiều tín hiệu tích cực khi nhận được sự đồng thuận của người dân. Bà Lê Thị Huỳnh Hoa, ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, là một trong 3 hộ dân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ thực hiện mô hình trồng nấm rơm trong nhà, thông tin rằng, với sự hỗ trợ của ngành khuyến nông tỉnh và huyện nên gia đình bà quyết định khởi đầu thực hiện mô hình vào đầu năm nay. Theo đó, với diện tích 48m2 trong nhà, bà đầu tư 100 cuộn rơm để trồng nấm, sau một tháng chăm sóc và thu hoạch, gia đình có được nguồn lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng. Từ hiệu quả ban đầu mang lại, gia đình dần mở rộng diện tích và đến nay đạt 120m2.
“So với cách làm truyền thống thì trồng nấm rơm trong nhà có nhiều tiện lợi hơn. Cụ thể, nếu trồng nấm rơm trong nhà thì một năm người dân có thể làm và thu hoạch được từ 7-8 vụ nấm, còn trồng nấm rơm ở ngoài trời chỉ được 2-3 vụ vì phải cho đất nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, với cùng diện tích trồng nhưng ở trong nhà có thể làm kệ xếp thành nhiều tầng nên nấm rơm có thể cho năng suất cao gấp 4-5 lần so với trồng bên ngoài vì chỉ có một luống rơm. Ngoài ra, trồng nấm rơm trong nhà thì nông dân có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và không sợ mưa, nắng làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất nấm rơm khi thu hoạch”, bà Hoa thông tin thêm.
Ngoài 2 mô hình điển hình trên thì trong năm 2023, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh còn phối hợp với các ngành có liên quan tại các địa phương trong tỉnh triển khai nhiều mô hình khuyến nông khác và cũng đang mang lại những tín hiệu tích cực cho người dân. Điển hình là thực hiện 7 mô hình theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm trên mít, mít ruột đỏ, chanh không hạt, mãng cầu xiêm, khóm, cá thát lát, lươn. Qua đây, giúp người dân ngày càng nâng cao ý thức về việc sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, cũng như xuất khẩu.
Ông Bành Đức Tín, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, cho biết: Từ nguồn kinh phí của tỉnh, trong năm 2023, đơn vị đã triển khai thực hiện được 14 mô hình khuyến nông trên nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của tỉnh. Qua đây, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và nguồn thu nhập. Đặc biệt, ở mỗi mô hình được triển khai thì yếu tố đầu ra sản phẩm luôn được đơn vị quan tâm hàng đầu; bởi khi có đầu ra thuận lợi, giá cả hợp lý thì mới tạo động lực cho người dân tham gia và tạo cơ sở vững chắc để mô hình tiếp tục được lan tỏa cho nhiều hộ dân cùng tham gia.
Phát huy vai trò Tổ Khuyến nông cộng đồng
Bên cạnh triển khai các mô hình khuyến nông thì nhằm tạo cầu nối và đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông dân, trong năm 2023, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các Tổ Khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh hiệu quả trên cây trồng và vật nuôi.
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, để người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng cao nhận thức trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, hiện đại vào sản xuất để phù hợp với điều kiện canh tác như hiện nay, ngoài việc mở các lớp tập huấn, hội thảo, tọa đàm thì vai trò quan trọng phải kể đến là lực lượng của các Tổ Khuyến nông cộng đồng. Bởi từng thành viên của các Tổ là người thường xuyên gần gũi với nông dân nên nắm bắt được tâm tư, nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Qua đây, các Tổ Khuyến nông cộng đồng trong tỉnh sẽ có những đề xuất về nội dung các buổi tập huấn, hội thảo được sát với tình hình thực tế; từ đó, huy động được sự tham gia tích cực của người dân.
Ông Bành Đức Tín, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, cho biết thêm: Ngoài các buổi tập huấn thì trong năm 2023, sau khi nắm bắt được nhu cầu cần tiếp thu thông tin của người dân liên quan đến sản xuất nông nghiệp, đơn vị đã tổ chức 79 cuộc diễn đàn, tọa đàm, hội thảo với những nội dung trọng tâm như: Giải pháp dinh dưỡng hiệu quả cho cây ăn trái; giải pháp phát triển bền vững cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới; giải pháp phát triển bền vững mô hình nuôi lươn thương phẩm và vùng lúa chất lượng cao gắn liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm; thực trạng và giải pháp phát triển bền vững mô hình sản xuất chanh không hạt thích ứng biến đổi khí hậu - xâm nhập mặn và phát triển bền vững mô hình nuôi cá thát lát thương phẩm; giải pháp trong liên kết và tiêu thụ nông sản... Bên cạnh đó, cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở còn thực hiện cung ứng và hướng dẫn nông dân sử dụng biện pháp bao trái, ống nước, dụng cụ sạ hàng, gạo an toàn theo nhu cầu các địa phương.
Hiện tại, toàn tỉnh có 51 Tổ Khuyến nông cộng đồng. Thành viên của các Tổ chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm từ viên chức khuyến nông và các hội đoàn thể của xã và của các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện các Tổ Khuyến nông cộng đồng của tỉnh được vận hành theo hướng dẫn, có xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động và kiện toàn bộ máy tổ chức tại các địa phương. Để các Tổ Khuyến nông cộng đồng luôn hoạt động hiệu quả, hàng năm, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đều tổ chức các lớp tập huấn về tổ chức, vận hành cho thành viên các Tổ để nâng cao nhận thức, kỹ năng trong quản lý và điều hành được tốt. Đặc biệt là phát huy vai trò cầu nối trong việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đến với người nông dân được nhanh và hiệu quả.
Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: Trong năm 2023, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt công việc chuyên môn theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Sở. Trong đó, nổi bật là các hoạt động về đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh. Đặc biệt là đơn vị đã tổ chức triển khai thí điểm và sơ kết, đánh giá nhân rộng nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả để người dân trong tỉnh áp dụng và phát triển sinh kế cho gia đình. Tới đây, đơn vị không ngừng phát huy những mặt ưu điểm, sớm đề ra giải pháp khắc phục những mặt còn hạn chế để lĩnh vực khuyến nông của tỉnh nhà tiếp tục gặt hái được nhiều thành tựu mới trên con đường phát triển, nhất là đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
相关文章
Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
Cục Hàng không Việt Nam vừa có Công điện gửi các đơn vị liên2025-01-10Đưa thông tin trẻ em trên 7 tuổi lên mạng phải được sự đồng ý của trẻ
(Ảnh minh họa)Đây là nội dung được quy đ2025-01-10Triển khai nhiều dự án nguồn và lưới cấp điện cho miền Nam
Ảnh chỉ có tính minh họaĐồng thời EVNSPC hoà2025-01-10Năm 2017, Minh Lập phấn đấu bê tông hóa 18 tuyến đường
BP - Đến thời điểm này, xã Minh Lập (Chơn Th&ag2025-01-10- Your browser does not support the audio element.2025-01-10
- Trước đó, khoảng 19 giờ ngày 26-6, khi bà Toà2025-01-10
最新评论