【oman vs iraq】Nhớ về thời đấu tranh kinh tế với địch
Tháng 12-1946,ớvềthờiđấutranhkinhtếvớiđịoman vs iraq kháng chiến bùng nổ, miền Bắc Việt Nam tạm thời chia thành 2 vùng lãnh thổ: Vùng tự do và vùng tạm chiếm. Thời kỳ này, Thuế quan phối hợp với các lực lượng trên tuyến giáp ranh giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm kiểm soát chống buôn lậu và lậu thuế, làm thủ tục cho hàng hóa và thu thuế XNK. Theo đó, ngày 3-2-1947, Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 13 - SL cấm XK các loại hàng vào vùng địch tạm chiếm. Ngày 16-3-1947, Chính phủ quyết định thành lập Ngoại thương Cục thuộc Bộ Kinh tế với nhiệm vụ quản lý hoạt động XNK giữa 2 vùng.
Lúc này, chủ trương “bao vây kinh tế địch” được thi hành triệt để. Cụ thể, vào tháng 10-1948, Chính phủ ra Sắc lệnh thành lập Ban Đấu tranh kinh tế với địch gồm: Bộ trưởng Bộ Kinh tế là Chủ tịch; đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước là Ủy viên thường trực; đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là ủy viên. Bộ phận thường trực đặt tại Bộ Kinh tế với nhiệm vụ kiểm soát hàng hóa ra vào hai vùng tự do và tạm chiếm. Ở mọi tỉnh cũng có Ban Trung ương bao vây kinh tế địch do Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh điều khiển.
Tuy nhiên, chủ trương này đã gây khó khăn cho ta nhiều hơn cho địch nên năm 1951, Thủ tướng Chính phủ chuyển Ban Đấu tranh kinh tế với địch thành Ban Quản lý XNK Trung ương. Nghĩa là thay vào việc cấm mọi người hoạt động buôn bán giữa 2 vùng tự do và vùng tạm chiếm, nay cho phép giao lưu buôn bán giữa 2 vùng nhưng có sự quản lý để chỉ đưa ra vùng tạm chiếm (XK) những thứ hàng không có hại cho ta và chỉ đưa vào (NK) những thứ hàng cần cho kháng chiến và đời sống nhân dân (theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 1 tháng 2-1951). Ban này quản lý theo từng tuyến đấu tranh giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm. Mỗi tuyến đều có các tổ chức: Mậu dịch, Ngân hàng và Thuế hoạt động dưới sự lãnh đạo thống nhất của các cơ quan quản lý XNK. Trong giai đoạn này các cán bộ thuế thực hiện nhiệm vụ thu thuế XNK, kiểm soát giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm.
Sau chiến thắng Biên giới (10-1950), cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang một giai đoạn mới. Cục diện cuộc kháng chiến cũng như tình hình chính trị, kinh tế của vùng tự do có những chuyển biến rất cơ bản, quan hệ mậu dịch với Trung Quốc được mở ra. Đầu năm 1953, các đồn thuế XNK được lập lại tại các cửa khẩu Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang.
Hoạt động ngoại thương giữa nước ta với Trung Quốc đã hỗ trợ mạnh mẽ cuộc kháng chiến chống Pháp và các cuộc đấu tranh kinh tế với địch, góp phần thúc đẩy sản xuất, khai thác lâm, thổ sản, cải thiện đời sống nhân dân. Việc mở rộng, phát triển quan hệ thương mại kinh tế với các nước XHCN là một thành tựu cực kỳ quan trọng của thương nghiệp Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó có ý nghĩa chiến lược đối với tăng cường tiềm lực quốc phòng, kinh tế.
Ngày 14-5-1951, Chính phủ ban hành Sắc lệnh 21 - SL, đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công - Thương. Mục tiêu của Bộ là: Bảo đảm các nhu cầu của kháng chiến, tích cực phục vụ và thúc đẩy sản xuất công, nông nghiệp phát triển; khuyến khích mở rộng giao lưu hàng hóa, đấu tranh bình ổn vật giá và thị trường, đấu tranh kinh tế với địch, tổ chức trao đổi hàng hóa với nước ngoài; giúp đỡ nhân dân khắc phục khó khăn và ổn định đời sống để kháng chiến lâu dài.
Cũng trong ngày 14-5-1951, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 22 - SL thành lập Sở Mậu dịch quốc doanh trong Bộ Công-Thương. Theo Sắc lệnh, Sở Mậu dịch quốc doanh là một cơ quan kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức việc buôn bán trong nước, việc buôn bán trao đổi với nước ngoài và việc đấu tranh kinh tế với địch.
Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết ngày 20 - 7 - 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Quân Pháp buộc phải rút quân khỏi trung du, đồng bằng Bắc Bộ về tập kết 300 ngày (khu vực Hải Phòng), chờ rút quân về nước. Chính phủ ban hành thể lệ, thủ tục mới về quản lý hoạt động XNK giữa vùng giải phóng và “khu tập kết 300 ngày”.
Theo lời kể của ông Phạm Khánh, nguyên cán bộ thuế XNK Ninh Bình, hoạt động của ngành thuế XNK đã góp phần tích cực thực hiện chủ trương “đấu tranh kinh tế với địch” trong suốt thời kỳ này, giúp nhân dân vùng tự do tiêu thụ được nhiều sản phẩm, phát triển sản xuất và tạo điều kiện cho các thương nhân cung cấp cho ta nhiều hàng hóa thiết yếu phục vụ chiến đấu, cải thiện đời sống.
Cuối năm 1954, ngành thuế XNK được chuyển từ Bộ Kinh tế sang Bộ Công Thương quản lý và chính thức đổi tên thành Sở Hải quan Trung ương nhằm phục vụ chính sách quản lý ngoại thương, khôi phục phát triển kinh tế ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà. Cũng từ đây, lịch sử Hải quan Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới.
相关推荐
- Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- Soi kèo phạt góc Al
- Soi kèo phạt góc Town vs Newcastle, 22h00 ngày 23/12
- Soi kèo phạt góc Getafe vs Rayo Vallecano, 23h00 ngày 2/2
- Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- Soi kèo phạt góc Man City vs Brighton, 21h00 ngày 21/10
- Soi kèo phạt góc Tottenham vs Newcastle, 23h30 ngày 10/12
- Soi kèo phạt góc Arsenal vs Brighton, 21h00 ngày 17/12