您现在的位置是:Cúp C1 >>正文
【kèo 1 1/4 là gì】Tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn vẫn cao
Cúp C12478人已围观
简介Bác sĩ Lê Nhật Cường, Khoa Điều trị tích ...
Bác sĩ Lê Nhật Cường, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa thăm khám và theo dõi sát sao diễn biến bệnh của trẻ
Diễn biến nhanh của nhiễm trùng huyết
Bé trai N.H (1 tuổi, ở Hà Nội) tiền sử khỏe mạnh. Trước đó 5 ngày, bé sốt cao liên tục khó hạ, mệt nhiều, kèm hắt hơi, sổ mũi. Mọi biện pháp hạ sốt, sử dụng kháng sinh tại nhà đều không đáp ứng với bé.
Gia đình đưa bé vào viện cấp cứu ngày 30-8 trong tình trạng nguy kịch, suy hô hấp, suy tuần hoàn, quấy khóc nhiều. Các xét nghiệm ban đầu ghi nhận chỉ số viêm tăng cao, rối loạn đông máu, tăng men gan, suy thận cấp.
Các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc nhận định đây là tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn. Trẻ được đặt ống nội khí quản, bù dịch, sử dụng thuốc vận mạch và kháng sinh phổ rộng để ổn định sau đó chuyển lên Khoa Điều trị tích cực Nội khoa.
Tại đây, bệnh nhi tiếp tục được hồi sức tích cực điều trị sốc nhiễm khuẩn tuy nhiên tình trạng cải thiện không rõ rệt. Trẻ có biến chứng tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, suy thận cấp. Các bác sĩ đã tiến hành dẫn lưu dịch màng ngoài tim, màng phổi và lọc máu liên tục.
Tiến sĩ, bác sĩ Chu Thanh Sơn, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa cho biết, kết quả xét nghiệm khẳng định căn nguyên gây nhiễm khuẩn ở trẻ là do tụ cầu vàng. Đây là nguyên nhân khá thường gặp gây tổn thương nhiều cơ quan như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, viêm xương, viêm khớp.
"Bệnh nhi được điều trị tích cực bằng kháng sinh, dẫn lưu màng phổi, màng tim (dọn sạch các ổ nhiễm trùng), hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn, sau 14 ngày điều trị tình trạng trẻ đã có tiến triển nhưng vẫn còn nặng", bác sĩ Sơn cho hay.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cũng vừa cứu sống bé gái P.T (18 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng huyết, tổn thương nhiều cơ quan: Viêm phổi nặng, tràn dịch màng phổi và rối loạn đông máu.
Căn nguyên gây bệnh được xác định là tụ cầu vàng do nốt mụn nhọt sau gáy trước khi nhập viện 4 ngày. Dù đã được bác sĩ tuyến dưới kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, nhưng tình trạng diễn biến vẫn nguy kịch, sốt cao liên tục, tím tái toàn thân, khó thở.
Nhờ sự tận tâm, nỗ lực của các y, bác sĩ với các biện pháp điều trị tích cực như thở máy, dẫn lưu ổ dịch màng phổi, dùng các thuốc trợ tim và kháng sinh, hiện trẻ đã qua cơn nguy kịch, cai được máy thở, tuy nhiên vẫn cần theo dõi thêm biến chứng hậu nhiễm trùng huyết.
Nhiễm trùng huyết xảy ra khi virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập vào máu
Sốc nhiễm khuẩn vẫn là gánh nặng bệnh tật lớn
Nhiễm trùng huyết ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân nặng, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể đáp ứng quá mức với tác nhân vi trùng (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm).
Bác sĩ Lê Nhật Cường, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa cho biết, sốc nhiễm trùng là tình trạng bệnh lý thường gặp. Nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nguy kịch. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến tới suy đa cơ quan (gan, thận, rối loạn đông máu).
Điều trị sốc nhiễm trùng chủ yếu là phát hiện sớm, sử dụng kháng sinh kịp thời, hồi sức hô hấp bằng hỗ trợ thở máy, hồi sức tuần hoàn bằng thuốc vận mạch, trợ tim.
Ngoài ra, một số biện pháp hỗ trợ tích cực cho bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết như: lọc máu liên tục hỗ trợ trong các bệnh nhân suy thận, sử dụng tim phổi nhân tạo (ECMO) cho các bệnh nhân suy hô hấp nặng, suy tuần hoàn nặng không đáp ứng với sử dụng thuốc vận mạch.
"Dù có nhiều tiến bộ trong điều trị hồi sức, nhưng sốc nhiễm khuẩn vẫn là gánh nặng bệnh tật lớn, tỷ lệ tử vong có giảm nhưng còn cao", bác sĩ Cường bày tỏ.
Theo ước tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng 20 triệu trẻ em (dưới 5 tuổi) mắc nhiễm trùng huyết và 3 triệu trẻ trong số đó tử vong. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày khoa Điều trị tích cực Nội khoa tiếp nhận 1-2 bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm trùng vào điều trị. |
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Chu Thanh Sơn, việc nhận biết sớm trẻ nhiễm trùng huyết khá khó khăn đối với phụ huynh, do các triệu chứng này cũng thường gặp trong các bệnh lý sốt lành tính.
Tuy nhiên, nhiễm trùng huyết diễn tiến nhanh, biến chứng nặng nếu không được can thiệp hỗ trợ kịp thời. Một số triệu chứng nhận biết bao gồm: Nói nhịu hoặc lú lẫn; run cơ hoặc đau cơ, sốt; không có nước tiểu; khó thở; mệt mỏi, kiệt sức; da tái hoặc nổi vân tím.
Căn nguyên gây nhiễm trùng huyết có thể do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, vì vậy, các bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm cấy máu, các xét nghiệm phản ứng tìm kháng nguyên nhanh, phản ứng khuếch đại chuỗi gene, đồng thời tìm kiếm các ổ nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng da mô mềm, tiết niệu.
Nhiễm trùng huyết là bệnh lý cấp cứu, kết quả điều trị phụ thuộc vào việc bệnh nhi được phát hiện và xử trí kịp thời. Nếu nghi ngờ hoặc đã xác định trẻ bị nhiễm trùng và xuất hiện các triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
"Những trường hợp đáp ứng tốt, có thể phục hồi sau 7-14 ngày, với trường hợp phát hiện và điều trị muộn, trẻ có thể tử vong hoặc chịu các di chứng của nhiễm trùng huyết suốt đời", bác sĩ Sơn chia sẻ.
Ngày 13-9 hằng năm được chọn làm Ngày Nhiễm trùng huyết Thế giới (World Sepsis Day), một sáng kiến của Liên minh nhiễm trùng huyết toàn cầu (Global Sepsis Alliance), để nâng cao nhận thức của nhân viên y tế và cộng đồng về một tình trạng bệnh lý cấp cứu nội khoa có nguy cơ tử vong cao nếu người bệnh không được phát hiện, điều trị kịp thời. |
Tags:
相关文章
Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
Cúp C1Ảnh minh họa. (Nguồn: medscape.com)Những bệnh gây thoái hóa như bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) có ...
【Cúp C1】
阅读更多Những “người lái đò” cần mẫn dạy chữ, dạy người
Cúp C1Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang 16 năm qua đã có ...
【Cúp C1】
阅读更多Nâng chất lượng nhà giáo, đáp ứng đổi mới giáo dục
Cúp C1Công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên m&o ...
【Cúp C1】
阅读更多
热门文章
- Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Hơn 250 học sinh tham gia Ngày hội Tư vấn tuyển sinh
- Huyện Vị Thủy: Gom được 2 điểm phụ của cấp học mầm non
- Mô hình học tập đa năng
- Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- PM orders highest efforts to ensure success of general elections
最新文章
-
Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
-
ASEAN foreign ministers' statement on COVID
-
Thị xã Ngã Bảy: Triển khai tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng
-
Huyện Vị Thủy: Đầu tư hơn 17,8 tỉ đồng sửa chữa trường lớp
-
Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
-
101 sản phẩm tham dự Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ XI
友情链接
- Trước lúc chết con người sẽ trải qua giai đoạn như thế nào?
- Cắt khối u như bầu 5 tháng cho người phụ nữ ở Hà Nội
- Học viên phi công trẻ tử vong sau khi bị muỗi đốt 5 ngày
- Dịch sốt xuất huyết và Covid
- Grab lo bị "xóa sổ" nếu bị quản lý như taxi truyền thống
- Người đàn ông bị đau ngực, ngất liên tục có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ
- Sức mạnh nội tại tạo đà cho thị trường bất động sản 2019
- Dệt may đạt thặng dư gần 18 tỷ USD, cao nhất trong nhiều năm xuất khẩu
- Chân hoại tử, nguy cơ phải cắt cụt do bị chó cắn
- Xuất khẩu thủy sản “cán đích” 9 tỷ USD