Cuối năm 2013,ủsáchTâmlýhọcGiáodụcCánhBuồsố liệu thống kê về rcd mallorca gặp villarreal Tủ sách Tâm lý học Giáo dục Cánh Buồm chính thức được thành lập với mục đích mang tới cho bạn đọc bản dịch văn bản gốc những cuốn sách kinh điển của Tâm lý học Giáo dục thế giới từ Thế kỷ XX, tập trung vào những tác giả, tác phẩm có tác động quyết định sự chuyển biến giáo dục sang thời hiện đại. Trong 10 năm qua, 10 cuốn trong tủ sách đã được giới thiệu tới độc giả. Trong khuôn khổ sự kiện, ban tổ chức cũng giới thiệu tới độc giả cuốn sách thứ 11: Luyện trí năng cho học sinh – vận dụng hệ thống Bloom trong lớp họccủa tác giả Mike Gershon. ThS Phạm Thị Bích Hồng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Tri thức xúc động bày tỏ: “Trong suốt chặng đường phát triển của NXB Tri thức, sự phát triển của Tủ sách Cánh Buồm đã chiếm tới hơn nửa thời gian. Có thể nói, tủ sách đã góp phần làm nên tên tuổi của NXB Tri thức ngày hôm nay. 10 năm - 10 tác phẩm, tính trung bình mỗi năm chúng tôi lại cho ra mắt một cuốn sách, nghe có vẻ rất ít nhưng thực tế, để những tác phẩm này được ra đời, là công sức không hề nhỏ của cả một tập thể - đội ngũ dịch giả cùng nhóm Cánh Buồm đã theo sát, hỗ trợ để tiếp tục kế thừa tinh thần của những người thầy thực hiện tủ sách”. Nói về cuốn sách mới, ThS Phạm Thị Bích Hồng nhấn mạnh, điều làm nên sự đặc biệt của cuốn sách thứ 11 chính là phần nội dung tập trung nhiều hơn về phương pháp, sau rất nhiều những cuốn sách xoay quanh lý thuyết về học tập cho trẻ thơ, nhà trường. Chia sẻ quãng thời gian đầu thực hiện tủ sách, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng tự nhận mình là một người ngoại đạo với mảng sách tâm lý học giáo dục. “Tôi vốn là một người ngoại đạo nhưng vì công việc của nhóm Cánh Buồm và nhà giáo Phạm Toàn, tôi mới sẵn sàng liều mình vừa dịch vừa học suốt một năm trời. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, nhóm chúng tôi thống nhất lấy một số tác giả làm cái gốc để mọi người cùng biết như Jean Piaget, Howard Gardner…”, dịch giả Hoàng Hưng tâm sự. Đặc biệt, nhà thơ Hoàng Hưng tiết lộ trong quá trình dịch tác phẩm đầu tiên của Jean Piaget, ông đã trao đổi cùng đại diện NXB Tri thức không chỉ thực hiện 2-3 cuốn sách mà còn đề xuất cái tên Tủ sách Tâm lý học Giáo dục Cánh Buồm để biến những ý tưởng ban đầu trở thành một dự án dài hơi. Kết thúc hội thảo, NXB Tri thức mong muốn thời gian tới tiếp tục cho ra đời những tác phẩm có ích cho giáo dục nước nhà, đồng hành cùng bạn đọc yêu tri thức, để xây dựng Tủ sách Tâm lý học Giáo dục Cánh Buồm ngày càng dày dặn, có được vị trí trong giáo dục đương đại của Việt Nam.
|