【ti so bong da hom nay】Cục Thuế TP.HCM : Đối thoại, gỡ vướng cho 600 DN
DN cần thực hiện đúng các quy định về hóa đơn
Tại buổi đối thoại, lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM giải đáp nhiều vướng mắc của DN liên quan đến các thủ tục, chính sách thuế. Trong đó, tập trung phần lớn là các vướng mắc liên quan đến hóa đơn chứng từ và các khoản chi phí khi tính thuế TNDN.
Giải đáp vướng mắc của DN về việc bán hàng không xuất hóa đơn, đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết, theo quy định khi bán hàng hóa, dịch vụ có trị giá trên 200.000 đồng phải xuất hóa đơn cho khách hàng, đối với hàng hóa dưới 200.000 đồng cũng phải lập bảng kê sau đó tổng hợp lại để xuất hóa đơn. Việc bán hàng không xuất hóa đơn, không chỉ vi phạm quy định của pháp luật mà còn không có căn cứ để DN hạch toán về doanh thu. Do vậy, các DN nên thực hiện đúng các quy định về hóa đơn chứng từ theo đúng quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Cũng liên quan đến hóa đơn, một DN làm dịch vụ phục vụ suất ăn cho trường học cho biết, do DN này chỉ mua lương thực, thực phẩm ngoài chợ nên không có hóa đơn đầu vào, DN phải làm thế nào để được tính vào chi phí hợp lệ? Đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết, theo quy định DN chỉ được tính vào các chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với các chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại doanh thu và phải có hóa đơn chứng từ. Do vậy, các khoản chi không có hóa đơn sẽ không được tính vào chi phí.
Giải đáp thắc mắc của nhiều DN về việc xử lí đối với các hóa đơn viết sai, Cục Thuế TP.HCM cho biết, đối với các hóa đơn viết sai tên, địa chỉ, mã số thuế, không ảnh hưởng đến doanh thu thì bên bán và bên mua chỉ lập biên bản ghi nhận sai sót trên hóa đơn, sau đó, bên bán căn cứ vào biên bản lập hóa đơn điều chỉnh sai sót trên hóa đơn bị sai.
Đối với các hóa đơn bị sai sót về giá, thuế suất, hai bên lập biên bản ghi nhận sai sót, sau đó bên bán lập hóa đơn điều chỉnh. Nếu điều chỉnh tăng, giảm giá thì trên hóa đơn điều chỉnh chỉ ghi là điều chỉnh tăng, giảm sau đó kê khai trên bảng kê về giá điều chỉnh, còn nếu điều chỉnh tăng, giảm thuế suất hai bên phải lập bản giải trình khai bổ sung điều chỉnh.
Ngoài ra, theo đại diện Phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT, việc xuất hóa đơn cho khách hàng trong khi chưa giao hàng của một số DN là không đúng theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC do vậy, DN cần lập biên bản thu hồi hóa đơn và nêu rõ lí do bên mua không nhận hàng.
Nới rộng quy định về chi phí
Liên quan đến các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, một số DN thắc mắc về việc tính vào chi phí đối với các hoạt động bán hàng khuyến mãi tại các địa phương khác sau khi DN đã đăng kí với Sở Công Thương TP.HCM, nơi đóng trụ sở chính, bà Trần Thị Lệ Nga, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, nếu DN đã đăng kí khuyến mãi với Sở Công Thương tại nơi có trụ sở chính thì các hoạt động bán hàng khuyến mãi tại các tỉnh thành khác vẫn hợp lệ được tính vào chi phí được trừ.
Cũng liên quan đến chi phí được trừ, một số DN nêu vướng mắc về việc xử lí đối với các khoản học phí cho con của người nước ngoài không có hóa đơn, theo bà Trần Thị Lệ Nga, đây là vướng mắc chung của rất nhiều DN trên cả nước do đặc thù có một số trường thuộc các cơ quan ngoại giao không có hóa đơn xuất cho cha mẹ học sinh khi thu tiền học phí. Do vậy, đối với trường hợp này, các chứng từ thu xác nhận việc thu tiền sẽ được cơ quan Thuế chấp nhận là căn cứ để tính các khoản chi trên vào chi phí.
Tương tự đối với thắc mắc của một số DN về việc mua dịch vụ hàng hóa qua mạng, các đơn đặt hàng cũng có thể thay thế hợp đồng mua bán để làm chứng từ tính vào chi phí.
Đối với các chi phí về lưu trú, vận chuyển của nhân viên đi công tác tại nước ngoài không có hóa đơn GTGT thì cũng có thể sử dụng các chứng từ được sử dụng tại các nước sở tại kèm quyết định cử đi công tác của đơn vị để tính vào chi phí. Ngoài ra, theo bà Nga, hiện nay quy định của pháp luật đã cho phép các cá nhân đi công tác nước ngoài được sử dụng thẻ tín dụng cá nhân nhằm tạo thuận lợi hơn cho các DN trong việc hạch toán các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Một số thủ tục còn chậm
Ngoài các vướng mắc về chính sách, theo phản ánh của các DN tại hội nghị, nhiều DN vẫn còn mất thời gian và phiền hà vì phải đến cơ quan Thuế để đối chiếu số liệu nộp thuế do vẫn còn vướng mắc trong việc thống nhất số liệu nộp ngân sách giữa cơ quan Thuế và người nộp thuế, dẫn đến tình trạng nợ ảo tiền thuế của DN.
Chia sẻ khó khăn của các DN, bà Nga cho biết do hệ thống dữ liệu giữa ngân hàng, kho bạc và cơ quan Thuế còn chưa đồng bộ và trong một số trường hợp do các DN nộp nhầm mục lục ngân sách nên việc cập nhật tình trạng nộp thuế của DN còn chưa kịp thời dẫn đến nợ ảo. Để hạn chế việc này, trong thời gian qua Cục Thuế TP.HCM đã tập trung giải quyết các vướng mắc phát sinh. Hiện nay, Cục Thuế đã có trung tâm dữ liệu tập trung đang được cập nhật và áp dụng CNTT hiện đại để đảm bảo các số liệu chuẩn xác hơn. Mặc dù vậy, để giải quyết triệt để vướng mắc này, theo bà Nga, các DN nên thực hiện khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử để không phải mất thời gian đem hồ sơ giấy đến cơ quan Thuế đối chiếu, đồng thời đảm bảo sự chính xác, thống nhất được số liệu nộp thuế của DN tại cơ quan Thuế.
Cũng liên quan đến vấn đề nợ ảo, một số DN cho biết, đã đến Cục Thuế đối chiếu số liệu và cung cấp đầy đủ chứng từ chứng minh đã nộp thuế nhưng khoản nợ ảo vẫn bị treo trên hệ thống mặc dù DN đã có công văn gửi Cục Thuế. Bà Trần Thị Lệ Nga cho rằng, khi cơ quan Thuế ra thông báo nợ thuế, DN đã lên đối chiếu và cung cấp đầy đủ chứng từ chứng minh việc nộp thuế là DN đã hoàn tất trách nhiệm của mình, cán bộ thuế sẽ căn cứ vào hồ sơ chứng từ của DN để trình lãnh đạo cơ quan Thuế ra thông báo điều chỉnh nợ thuế. Ngoài ra, theo bà Nga, các DN nếu gặp tình trạng tương tự chỉ cần đến bộ phận quản lí trực tiếp của mình, còn việc đối chiếu giữa các phòng ban sẽ do cơ quan Thuế tự thực hiện.
Bên cạnh đó, một số DN cũng cho biết, phần mềm kê khai của cơ quan Thuế còn chậm và hay bị lỗi, gây khó khăn cho DN trong việc kê khai thuế do lượng hóa đơn xuất mỗi tháng của DN rất lớn. Theo bà Nga, mặc dù phần mềm kê khai thuế thường xuyên được nâng cấp nhưng do chính sách thường xuyên thay đổi, phần mềm cũng phải cập nhật liên tục dẫn đến chưa đồng bộ, Cục Thuế TP.HCM sẽ kiến nghị Tổng cục Thuế tiếp tục nâng cấp phần mềm để hỗ trợ tốt hơn cho DN./.