发布时间:2025-01-12 02:52:29 来源:88Point 作者:World Cup
Xuất khẩu tôm thu về 3,áthiểmquotngoạnmụcxuấtkhẩuthủysảnvềđíchtỷkèo tỷ số tối nay8 tỷ USD | |
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể thu về trên 47 tỷ USD | |
Xuất khẩu thủy sản gần cán mốc 8 tỷ USD |
Toàn cảnh hội nghị |
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) chiều nay 24/12/2021, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020 (8,41 tỷ USD), đạt 104,6% so với kế hoạch (8,5 tỷ USD).
Nếu tính cả bột cá và thức ăn thủy sản (685,2 triệu USD), tổng trị giá xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 9,57 tỷ USD, bằng 107,6% so với năm 2020 (tổng là 8,89 tỷ USD).
Nhìn lại toàn cảnh “bức tranh” sản xuất, xuất khẩu thủy sản năm 2021, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản cho biết: tình hình thời tiết trong năm 2021 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới năm 2021 tăng trở lại, đặc biệt ở các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong khi đó, nguồn cung tôm từ một số quốc gia như Ấn Độ và một số nhà cung cấp khác giảm do chịu tác động xấu từ đại dịch Covid-19.
Sản xuất tôm của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là FTA Việt Nam-EU (EVFTA), đảm bảo được sự ổn định trong nuôi tôm thương phẩm và chế biến thủy sản.
Tuy nhiên, khó khăn nổi cộm là đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế - xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. Giá thức ăn, cước phí vận chuyển quốc tế, giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục trong vài năm gần đây (trong đó giá dầu tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2020) ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam.
Cùng với đó, Ủy ban châu Âu (EC) tiếp tục giữ cảnh báo “Thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Việt Nam, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta vào thị
Ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đánh giá, giai đoạn tháng 7/2021, tháng 8/2021, tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản rất khó khăn. Bởi vậy, thành tích đạt được trong năm 2021 là kết quả khá ngoạn mục.
Xuất khẩu tôm chiếm trên 43% tổng trị giá xuất khẩu toàn ngành thủy sản năm 2021. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tương tự, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ, năm nay, ngành thủy sản có tới 4-5 tháng quan ngại về sản xuất, xuất khẩu.
Tại thời điểm đến hết tháng 10/2021, toàn ngành chỉ đưa ra dự báo xuất khẩu cả năm đạt khoảng 8,4-8,6 tỷ USD. Tuy nhiên, giai đoạn các tháng cuối năm tình hình khởi sắc rõ rệt. Đặc biệt, tính riêng trong tháng 12/2021, trị giá xuất khẩu thủy sản đã đạt tới 900 triệu USD. “Có thể nói, năm nay ngành thủy sản đã thoát hiểm ngoạn mục”, ông Trần Đình Luân nói.
Năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp với việc xuất hiện các biến chủng mới (sau biến chủng Delta là biến chủng Omicron). Việc giao thương giữa các quốc gia vẫn còn khó khăn, giá cước vận chuyển quốc tế chưa có xu hướng giảm.
“Cùng với đó, khó khăn, thách thức còn là yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường; “Thẻ vàng” của EC chưa được tháo gỡ; cường lực khai thác ở mức cao trong khi nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng suy giảm; lao động trong khai thác thiếu về số lượng và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng…”, ông Nguyễn Quang Hùng đánh giá.
Toàn ngành đặt ra chỉ tiêu tổng sản lượng thủy sản năm 2022 đạt khoảng 8,73 triệu tấn, bằng 100,03% so với ước thực hiện năm 2021; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 8,9 tỷ USD, bằng 100,1% so với năm 2021.
Ước năm 2021, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt 3,01% so với năm 2020, tổng sản lượng đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020 (8,64 triệu tấn). Trong đó, sản lượng khai thác đạt 3,92 triệu tấn, tăng 0,9% với năm 2020 (3,88 triệu tấn); nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn, tăng 1% với năm 2020 (4,76 triệu tấn). Mặc dù có tăng so với năm 2020, song một số chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản không đạt kế hoạch đề ra (sản lượng tôm sú đạt 94,5% kế hoạch; tôm thẻ chân trắng đạt 99,2%; cá tra đạt 96,1%). |
相关文章
随便看看