Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Khánh Huyền Quản lý,ợcôngđangđượckiểmsoátchặtchẽkq cup c1 chau a huy động, trả nợ công đạt kết quả khả quan
Thông tin tại buổi họp báo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Trưởng phòng Kế hoạch và quản lý rủi ro, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN) đã điểm lại những nét chính về tình hình thực hiện công tác vay, trả nợ công năm 2018.
Theo đó, vốn vay của Chính phủ trong năm 2018 là 318 nghìn tỷ đồng (vốn vay trong nước khoảng 250,5 nghìn tỷ đồng; vay nước ngoài trên 3 tỷ USD). Ông Nghĩa khẳng định, việc thực hiện nghĩa vụ trả các khoản nợ gốc, lãi của Chính phủ nằm trong mức đã được phê duyệt tại các nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo đầy đủ, đúng hạn theo cam kết vay nợ của Chính phủ.
Thông tin tới báo giới, ông Nghĩa cho biết, trong năm 2018 Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện vay vốn được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện các chương trình chính sách, với số tiền huy động được 16.545 tỷ đồng (bằng 95% kế hoạch). Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 9.670 tỷ đồng (bằng 100% hạn mức phát hành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Đến 31/12/2018, tổng dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của 2 ngân hàng chính sách là 157.738 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cuối năm 2017.
Ông Nghĩa khẳng định, đây là một trong những kết quả từ tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ cấp bảo lãnh của Chính phủ.
Trong nhiều năm qua, việc bảo lãnh cho doanh nghiệp đã được thực hiện tương đối thận trọng, thắt chặt, khiến dư nợ bảo lãnh chung của Chính phủ giảm đáng kể so với trước đây. Năm 2018, chỉ cấp bảo lãnh cho 2 chương trình bảo lãnh tín dụng vay vốn của Nhật Bản theo cam kết của Chính phủ, đó là 2 dự án điện với tổng trị giá khoảng hơn 1,6 tỷ USD. Không sử dụng hạn mức bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nước ngoài trong năm và dư nợ cuối năm bằng 4,4% GDP (giảm 0,6% so với cuối năm 2017).
Ông Nghĩa nhận xét, về cơ bản, các dự án được Chính phủ bảo lãnh trả nợ đầy đủ đúng hạn, thể hiện tính thận trọng của Chính phủ cũng như sự giám sát chặt chẽ đối với hoạt động này.
Trên cơ sở đó, các chỉ tiêu nợ đến ngày 31/12/2018 đều đạt và thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu nợ công đã được Quốc hội cho phép. Cụ thể, nợ công chỉ còn 58,4% GDP. “Đây là kết quả rất ấn tượng, được các cơ quan xếp hạng tín nhiệm, tổ chức tài chính quốc tế đánh giá rất cao” - ông Nghĩa phát biểu.
Qua tổng hợp cho thấy, đến cuối năm 2018, nợ chính phủ ở mức 50% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách là 15,9%; nợ nước ngoài quốc gia/GDP là 46%. Đặc biệt, kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) bình quân (năm) được cải thiện rất nhiều, đến cuối năm 2018 các kỳ hạn phát hành TPCP trung bình là 12,7 năm.
Chủ động lường trước khả năng huy động vốn
Theo đại diện Cục QLN&TCĐN, mặc dù quy mô danh mục nợ chính phủ đến cuối năm 2018 được kiểm soát chặt chẽ, quy mô thị trường vốn trong nước 5 năm qua rất tốt nhưng còn mỏng. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tốt nghiệp ODA, nên các chỉ tiêu chi phí - rủi ro danh mục nợ chính phủ có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây.
Cũng theo đại diện Cục QLN&TCĐN, rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (từ năm 2019 đến năm 2021), điều này sẽ tác động đến việc bố trí nguồn trả nợ trong cân đối ngân sách nhà nước (NSNN).
Đề cập tới danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ, ông Nghĩa bày tỏ quan ngại, trong 5 năm tới các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư. Thay vào đó, Chính phủ cần huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối NSNN và đầu tư công trung hạn.
Đối với nợ trong nước, lãi suất bình quân gia quyền của danh mục nợ tính đến cuối năm 2018 ở mức 5,8%/năm, giảm đáng kể so với mức 6,6%/năm vào năm 2015. Tuy nhiên, quy mô thị trường trái phiếu còn nhỏ, do đó phải lường trước được khả năng huy động, ông Nghĩa lưu ý.
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
Cũng tại buổi họp báo, đại diện Cục QLN&TCĐN đã chia sẻ những giải pháp mà Bộ Tài chính, Chính phủ sẽ triển khai nhằm tăng cường quản lý nợ công.
Cụ thể, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện quyết liệt chỉ đạo thực hiện chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Bộ Tài chính cũng sẽ tích cực phổ biến, tuyên truyền, tập huấn các nghiệp vụ quản lý nợ công tới các đối tượng liên quan nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đồng bộ và hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý nợ công.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tổ chức đối chiếu, rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu vay của các bộ ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng vốn vay công để dự báo tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh chính phủ sau năm 2020; triển khai các công cụ quản lý nợ chủ động phục vụ việc xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, thị trường TPCP cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ và mở rộng cơ sở nhà đầu tư, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường trái phiếu.
Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện hạn mức nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, bảo đảm trong hạn mức được phê duyệt, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn. Đức Minh |