【bang xep hang hang 2 tbn】Chính nhà mạng cũng đang 'dội bom' tin nhắn rác

时间:2025-01-11 04:27:25来源:88Point 作者:Cúp C1

Chính nhà mạng cũng đang 'dội bom' tin nhắn rác

Từ đầu tháng 10 đến nay,ínhnhàmạngcũngđangdộibomtinnhắnrábang xep hang hang 2 tbn chị Thi nhận được 11 tin nhắn quảng cáo dịch vụ của nhà mạng dù trước đó đã đăng ký thành công việc từ chối nhận thông tin này.

Hồi tháng 8, chị Thi (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đăng ký từ chối nhận các thông tin quảng cáo về dịch vụ giá trị gia tăng của nhà mạng Viettel. Tin nhắn từ đầu số tự động của nhà mạng cũng gửi tin nhắn xác nhận việc đăng ký thành công. 

Tuy nhiên, chưa đầy 2 tuần sau đó, chị lại liên tục bị tấn công bởi những tin nhắn quảng cáo của doanh nghiệp viễn thông, với các đầu số quảng cáo từ rất nhiều đầu số.

"Riêng từ đầu tháng 10 đến nay tôi nhận được 4 tin nhắn quảng cáo của Viettel Pay, 2 tin nhắn từ My Viettel, 2 tin nhắn từ Viettel++, một tin nhắn từ Mocha và một từ Viettel. Đó còn chưa kể hàng chục tin nhắn khác từ tháng 8, 9 mặc dù tôi đã nhắn tin từ chối nhận thông tin quảng cáo", chị Thi nói. 

Chị Thi liên tục nhận được tin nhắn rác từ các nhà mạng "dội bom" trong những ngày gần đây. 

Tuy nhiên, ngoài quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của nhà mạng, chị còn nhận được tin nhắn giới thiệu chương trình giảm giá của một thương hiệu thời trang. 

Anh Hoàng (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng cho biết nhận trung bình từ 3 đến 5 tin nhắc rácmỗi ngày. Trong đó, anh cho biết tất cả các tin nhắn đều đến từ các đầu số ngắn với nội dung quảng cáo mời gọi sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet của chính nhà mạng Vinaphone.

"Trước thì nhận đủ các thể loại bán đất, mời mua chung cư nhưng giờ thì đa số tin của nhà mạng từ đầu số như 9808, 777, 1585... Có hôm gửi liên tục chỉ cách nhau vài phút", anh bức xúc.

Mỗi ngày anh Hoàng nhận được khoảng 3 đến 5 tin nhắn quảng cáo từ nhà mạng.

Anh Hoàng cũng chỉ ra rằng mỗi tin nhắn dạng này đều kèm thêm một dòng "TCQC (từ chối quảng cáo) gửi...". Tuy nhiên, chủ thuê bao phải làm lại thao tác trên với mỗi đầu số quảng cáo, vì thế theo anh nếu "chặn số này thì lại xuất hiện số khác". 

Anh Nghĩa (quận Cầu Giấy, Hà Nội), chủ thuê bao Viettel, cho biết gần đây thường xuyên nhận được tin nhắn mời mua đồng hồ từ Viettel Shop, hay quảng cáo ưu đãi vay tiền qua Viettel Pay. Ngoài ra còn chưa kể đến các tin nhắn từ đầu số dịch vụ như "Viettel_DV", "Viettel_QC".

Trao đổi với Doanhnhan.vn, phía các nhà mạng cho biết cần thời gian xác minh, làm rõ các phản ánh trên của các chủ thuê bao. 

Việc ngăn chặn tin nhắn rác là một trong những vấn đề nhức nhối của ngành viễn thông suốt nhiều năm qua. Là nhân tố chính trong cuộc chiến chống tin nhắn và cuộc gọi rác, các doanh nghiệp viễn thông cũng luôn khẳng định sẽ nỗ lực để ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, việc các nhà mạng gửi tin nhắn rác lại là vấn đề ít được đề cập đến. 

Từ năm 2017, các nhà mạng đều cho biết đã đầu tư vào hệ thống xử lý tin nhắc rác. Cơ quan quản lý cũng đẩy mạnh việc siết chặt mua bán sim rác, hạn chế tình trạng dùng sim điện thoại trả trước đã kích hoạt để gửi nội dung quảng cáo. Đặc biệt, gần đây, Nghị định số 91 quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10. 

Theo số liệu của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong 6 tháng đầu năm 2020, các nhà mạng đã chặn 158,3 triệu tin nhắn rác, tăng 122,9% so với 6 tháng cùng kỳ 2019 là 71 triệu tin.

相关内容
推荐内容