Thủ tướng Alexis ỹngồitrênđốnglửanếuHyLạprơivàtỷ so bong daTsipras ủng hộ thắt chặt quan hệ Hy Lạp - Nga (ảnh: AP) Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế đã cố hết sức để đạt được một thỏa thuận về nợ công của Athens khi mà chỉ còn vài ngày nữa là đến thời hạn chót xứ sở thần thoại phải trả khoản nợ 1,6 tỷ euro cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cuối tháng 6. Nếu không được giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo trị giá 7,2 tỷ euro khi chương trình cứu trợ hiện nay kết thúc vào cuối tháng, Hy Lạp sẽ mất khả năng tạo thanh khoản và có nguy cơ bị buộc rời khỏi Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ngày 24-6, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras bay đến Bỉ để có cuộc gặp với Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi, Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và hai quan chức hàng đầu của Liên minh châu Âu để thảo luận về các bước tiếp theo. Theo các đề xuất mới của Hy Lạp, nước này sẽ tăng thuế đối với các doanh nghiệp và người giàu, tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) và giảm chi tiêu quốc phòng. Các biện pháp này sẽ giúp Athens có thêm 8 tỷ euro. Các chủ nợ cho rằng những đề nghị trên là chưa đủ, yêu cầu Hy Lạp phải thực hiện tăng độ tuổi nghỉ hưu, tăng thuế dịch vụ VAT tại các nhà hàng, khách sạn lên mức 23%, so với mức 13% hiện nay. Athens lo ngại rằng việc tăng thuế VAT quá cao sẽ ảnh hưởng đến ngành du lịch của nước này. Các chủ nợ cũng yêu cầu Hy Lạp tăng thuế doanh nghiệp từ mức 26% hiện nay lên mức 28% và sau đó lên mức 29% sau năm 2016. Ngoài ra, Hy Lạp phải cắt giảm 400 triệu euro chi tiêu quốc phòng, thay vì mức đề xuất là 200 triệu euro. Tuy nhiên, sau 8 tiếng đàm phán căng thẳng, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cùng bộ ba chủ nợ đã rời bàn đàm phán mà chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng. Thực tế, điều này cũng đã được dự báo từ trước, song Mỹ đã tỏ ra vô cùng sốt ruột trước kết quả “dậm chân tại chỗ” này. Kể từ cuộc gặp Bộ trưởng tài chính nhóm G7 tại Đức hồi cuối tháng 5, Mỹ không ngừng dõi theo từng động thái của cả phía bộ ba chủ nợ lẫn Hy Lạp để gia tăng sức ép lên cả 2 phía. Bản thân Bộ trưởng tài chính Mỹ Jack Lew phải lên tiếng về sự ái ngại từ Washington rằng: “Một bước đi sai đối với Hy Lạp sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng mới và vô cùng trầm trọng”. Hy Lạp mà vỡ nợ, EU dễ có biến lớn? Tổng thống Barack Obama, người hầu như chỉ đứng bên lề trong suốt cuộc khủng hoảng, đã gây áp lực lên Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras hồi tuần trước với việc kêu gọi ông hãy có “những lựa chọn chính trị cứng rắn”. Washington trước đó đã tỏ ý quan ngại về những tác động lên kinh tế toàn cầu trong trường hợp Hy Lạp ra khỏi eurozone. Hy Lạp chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu, song nước này lại là một thành viên của eurozone và EURO là một trong những đồng tiền chủ chốt của thế giới. Điều này có nghĩa những diễn biến tại Hy Lạp đều có tác động đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. | Người dân Hy Lạp tuần hành phải đối những điều khoản khắt khe của bộ ba chủ nợ, cảnh báo Thủ tướng Tsipras không được thỏa hiệp (ảnh: Getty) |
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng, giảm theo những suy đoán về việc Hy Lạp có thể đạt thoả thuận với các chủ nợ hay không. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, các chủ nợ như Ngân hàng Trung ương Châu Âu và các quốc gia châu Âu khác có thể cũng phải chịu thiệt hại. Ngoài nỗi lo kinh tế, tác động từ nguy cơ vỡ nợ và rời khỏi eurozone của Hy Lạp tới tình hình chính trị EU đang hiển hiện rõ ràng. Hiện các đảng có chủ trương chống lại chính sách thắt lưng buộc bụng ở châu Âu đều đang theo dõi sát sao những tiến bộ mà chính phủ của thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đạt được. Ông Tsipras càng thành công tại Hy Lạp, thì các đảng trên càng có nhiều khả năng thắng cử. Trong khi đó, nếu Đức đồng ý giảm các khoản nợ của Hy Lạp, Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể sẽ phải đối mặt với làn sóng chỉ trích của cử tri trong nước, bởi đã dễ dàng với Hy Lạp. Với các đảng phản đối sự tồn tại của EU ở Pháp và Anh thì cuộc khủng hoảng eurozone về vấn đề nợ của Hy Lạp hiện nay đang củng cố lập luận của họ rằng ý tưởng nhất thể hoá châu Âu đã thất bại. Ngoài ra, việc Hy Lạp ra khỏi EU có thể khiến cuộc khủng hoảng người nhập cư tại châu Âu thêm trầm trọng, khi nước này không còn nỗ lực cùng các quốc gia EU khác xử lý vấn đề. Hiện Hy Lạp cùng với Italy là hai nước châu Âu phải tiếp nhận nhiều người nhập cư từ Trung Đông và Bắc Phi nhất. Hy Lạp sẽ “rơi” vào tay Nga Thực tế, điều mà ông Obama lo ngại nhất có lẽ là nguy cơ bị thúc ép quá mức từ phía chủ nợ, Hy Lạp sẽ ngả vào vòng tay của Nga. Tuần trước, Thủ tướng Hy Lạp đã có chuyến thăm tới St Petersburg (Nga). Chuyến thăm này của ông Tsipras đã làm dấy lên những hoài nghi về mối quan hệ giữa hai nước. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy Hy Lạp có thể về phía Nga bất cứ khi nào sự bất đồng giữa họ và chủ nợ đi đến đỉnh điểm. Bản thân ông Tsipras đã nhiều lần lên tiếng phải đối EU về vấn đề trừng phạt Nga, liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine. Thậm chí, Hy Lạp bảo vệ quan điểm rằng EU phải chấm dứt ngay lệnh trừng phạt Moscow. Chưa hết, Hy Lạp còn là một thành viên NATO và từ đầu năm, phía Mỹ từng đưa ra khuyến cáo: “Nga đang lợi dụng mối quan hệ với Hy Lạp để can thiệp vào công việc nội bộ của khối này”. Mỹ cũng cảnh báo về “những hậu quả” nếu Hy Lạp rời eurozone. Bloomberg dẫn lời ông Wolfgang Ischinger, cựu đại sứ Đức tại Mỹ: “Nếu Hy Lạp ra khỏi eurozone, Nga “mừng ra mặt” khi học thuyết của Moscow được chứng minh rằng EU đang đi xuống và đứng trước nguy cơ tan rã”. |