会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti le keo ma lai】Những người lặng lẽ nơi tuyến đầu chống dịch!

【ti le keo ma lai】Những người lặng lẽ nơi tuyến đầu chống dịch

时间:2025-01-12 01:41:49 来源:88Point 作者:La liga 阅读:957次

Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở khu điều trị đặc biệt bên trong Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2. Ảnh: M. Duyên

Từ sảnh chính của bệnh viện,ữngngườilặnglẽnơituyếnđầuchốngdịti le keo ma lai mất gần 10 phút đi bộ, băng qua các biển cảnh báo dày đặc, cấm ra vào với những người không có nhiệm vụ, chúng tôi tiếp cận được khu cách ly đặc biệt. Không khó để nhận thấy, dù nằm ở phía sau cùng các dãy nhà của bệnh viện nhưng lối vào khu điều trị cách ly đặc biệt này được phân luồng rõ ràng để xe chở bệnh nhân và xe chuyên dụng ra vào.

Bất kể ai khi đi ra vào khu này phải tuyệt đối chấp hành những yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt. Và điều ấn tượng với chúng tôi, khu cách ly này chẳng khác gì khách sạn sang trọng, với dãy nhà mới toanh, qua các cửa kính có thể thấy rõ phòng điều trị bệnh nhân bên trong sạch đẹp, hệ thống cây xanh phủ mát dày đặc bên trong khuôn viên… Từ khi có bệnh nhân cách ly điều trị COVID-19, không gian này được đặt trong tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Cùng nằm trong dãy nhà, cách khu điều trị đặc biệt không xa là phòng làm việc, trao đổi chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Tiếng điện thoại reo lên. Bên kia đầu dây là những đề nghị của các bệnh nhân đến với đội ngũ bác sĩ. Ngược lại, các bác sĩ điều trị rất lưu loát khi lần lượt trả lời bằng tiếng Anh những đề nghị của bệnh nhân.

Thi thoảng, tiếng cười nói, đùa giỡn giữa bác sĩ và bệnh nhân đã làm cuộc trò chuyện trở nên bớt căng thẳng, và cho thấy tình hình bệnh nhân đang được điều trị, chăm sóc chu đáo, bệnh tình tiến triển tốt.

Từ căn phòng này, nhìn thẳng qua vài chục mét có một hàng rào gỗ được gắn biển báo màu đỏ phông chữ vàng in hoa hai thứ tiếng Anh – Việt: “KHU VỰC NHIỄM – INFECTION AREA”. Đi qua khỏi hàng rào gỗ ấy, là nơi mà các bệnh nhân đang nhiễm COVID-19 được điều trị. Ở bên trong đó, mỗi ca trực sẽ diễn ra trong vòng 12 tiếng với đội ngũ bao gồm 3 bác sĩ, 3 điều dưỡng, 1 hộ lý và 1 người chống nhiễm khuẩn.

Qua khỏi hàng rào gỗ, với biển báo “KHU VỰC NHIỄM – INFECTION AREA” là nơi điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Và bên trong đó, đội ngũ y bác sĩ cũng thay nhau miệt mài túc trực. Ảnh: Phan Thành

Cứ thế, các kịp trực thay nhau liên tục, đảm bảo túc trực, chăm sóc cho các bệnh nhân 24/24h. “Sau mỗi ca trực liên tiếp 12h, kíp trực này sẽ ra một phòng riêng cạnh đó tắm rửa, sát khuẩn và đến một phòng cách ly riêng biệt để nghỉ ngơi, không tiếp xúc với ai bên ngoài” – Th.S BS Nguyễn Đình Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 chia sẻ.

Nhiều ngày cùng ăn ở để đưa tin cho bạn đọc về tình hình điều trị cho các bệnh nhân nước ngoài ở Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2, nơi được xem là tuyến đầu của “trận chiến” COVID-19, chúng tôi hiểu được phần nào những hy sinh thầm lặng, đó là chưa nói những hiểm nguy mà họ có thể gặp phải. Nhưng chưa bao giờ trên khuôn mặt họ vơi đi nụ cười và sự tự tin, hy vọng vào một ngày không xa, trận chiến này sẽ kết thúc.

Tôi bắt gặp được nụ cười và sự tự tin ấy trong đôi mắt của điều dưỡng Hồ Thị Mỹ Duyên. Không chỉ là người đứng ở tuyến đầu cùng với các bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân COVID-19, điều dưỡng Duyên cũng là người hỗ trợ chúng tôi – những người làm báo đưa tin từ bên trong khu vực này. Bởi lẽ, một khi các phóng viên không thể ghi hình ở bên trong khu điều trị ấy, thì Duyên được sự cho phép của ban giám đốc bệnh viện, đã sử dụng điện thoại thông minh được đặt cố định bên trong đó để chụp ảnh, quay phim gửi ra những thước phim vô cùng giá trị để cung cấp cho báo chí.

Và khi mỗi bản tin, phóng sự chúng tôi phát đi đã giúp cộng động phần nào hiểu hơn được quá trình chăm sóc, điều trị và công việc vô cùng cao cả nhưng thầm lặng mà những bác sĩ, điều dưỡng đang phải đối đầu. Hỏi chị có lo lắng không, chị quả quyết, một khi đã tình nguyện vào đây thì không có gì phải sợ, chỉ có điều rất nhớ người con trai 3 tuổi đang ở nhà.

Vì thế, sau mỗi ca trực, khi trở về phòng cách ly riêng dành cho bác sĩ, điều dưỡng Duyên lại tranh thủ gọi video call cho người con của mình, và trấn an con bằng giọng rưng rưng: “Khi nào bắt xong con Cô Vít, mẹ sẽ về”.

Và không chỉ bác sĩ Khoa, điều dưỡng Duyên… mà còn rất nhiều nhân viên y tế của Bệnh viện Trung ương Huế nói chung và Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 nói riêng chấp nhận mọi nguy cơ, gác lại những nỗi niềm riêng tư trong cuộc sống, gia đình để hướng đến mục tiêu cao nhất trong thời điểm này: cứu sống người bệnh, ngăn chặn dịch bệnh COVID-19.

NHẬT MINH

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
  • Bộ Công Thương nói gì về lo ngại khan hiếm xăng dầu?
  • Đổ tỷ đô, thu "trái đắng"
  • Rau sống được nhiều người ưa thích nhưng ai nên hạn chế ăn?
  • Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
  • Mắc dị dạng mạch máu thể tĩnh mạch khiến bàn tay mọc khối lạ
  • Tìm ra manh mối 159 ca chết liên quan siro ho, Indonesia phạt nặng 2 hãng dược
  • Thuốc lá điện tử khiến học sinh lớp 12 khó thở và co giật
推荐内容
  • Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
  • Cứu sống bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trong rừng sâu 1 ngày 1 đêm
  • 6 trẻ tử vong do Adeno, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát dịch
  • Hỗ trợ chăm sóc trẻ cảm, ho, đờm với siro ho cảm Ích Nhi
  • Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Famalicao, 01h00 ngày 6/1: Nối dài mạch thắng
  • Khi nào nên tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm?