* Năm qua,ươngmạidịchvụlagravelĩnhvựcưutiecircnthuhuacutetđầutưcủatỉti so bochum dù phải gánh chịu những tác động vì đại dịch Covid-19 nhưng ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh đã có sự tăng trưởng khá. Để có được kết quả đó, ngành công thương đã tham mưu cho tỉnh trong chính sách kích cầu thương mại, dịch vụ như thế nào, thưa ông?
Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, sản xuất, thương mại của Việt Nam nói chung cũng như Bình Phước nói riêng. Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh chỉ đạt 21.464 tỷ đồng, giảm 8,1% so cùng kỳ, đạt 35,1% kế hoạch năm.
Siêu thị Co.opmart Đồng Xoài là một trong những trung tâm thương mại lớn của tỉnh hiện nay
Trước tình hình đó, căn cứ Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29-5-2020 của Chính phủ và Công văn số 4596/BCT-TTTN ngày 24-6-2020 của Bộ Công Thương, sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 2491/UBND-TH ngày 23-7-2020 về việc tổ chức các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Trong vai trò của mình, sở đã tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm, hàng hóa của 13 doanh nghiệp tỉnh vào hệ thống cửa hàng Bách Hóa Xanh; tổ chức thực hiện Tháng khuyến mãi tập trung quốc gia 2020 - Vietnam Grand Sale 2020, trên địa bàn tỉnh; tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành năm 2020; tổ chức hội chợ công thương khu vực miền Đông Nam bộ với trên 290 gian hàng. Các hoạt động nêu trên đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng nội địa, góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 đạt 48.389 tỷ đồng, tăng 0,98% so với năm 2019.
* Hiện nay, các trung tâm thương mại, hệ thống chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh có đáp ứng nhu cầu của gần 1 triệu dân? Và tương lai, ngành tham mưu cho tỉnh trong thực hiện quy hoạch lĩnh vực này như thế nào, thưa ông?
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hằng năm của tỉnh tăng trưởng khá. Mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn cũng liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều chợ được xây dựng mới, nâng cấp hoàn chỉnh, hoạt động ổn định. Hàng hóa đa dạng, phong phú, hoạt động mua bán diễn ra sôi động, nhất là tại các khu vực đô thị. Hệ thống kênh phân phối hàng hóa các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn có nhiều thuận lợi và bảo đảm đáp ứng nhu cầu. Thương mại bán lẻ của tỉnh đã phát triển theo hướng văn minh, hiện đại với các loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại được hình thành.
Cùng với sự phát triển cũng nảy sinh các vấn đề bất cập, đặc biệt là đối với chợ ở vùng nông thôn. Mặc dù được các cấp, ngành quan tâm kêu gọi đầu tư để phát triển thương mại, dịch vụ nhưng thời gian qua số lượng chợ được đầu tư còn hạn chế, chủ yếu đầu tư ở những xã có nhà máy, xí nghiệp hoạt động, một số xã nông thôn khác chưa phát triển. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và quy hoạch khu dân cư mới hình thành nên việc phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh không còn phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại chủ yếu phát triển tại địa bàn thị xã, thành phố. Một số dự án siêu thị, trung tâm thương mại ở địa bàn các huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Lộc Ninh, Bù Gia Mập... đã được quy hoạch nhưng chưa thu hút được đầu tư.
Trong thời gian tới, sở sẽ tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tích hợp trong quy hoạch chung của tỉnh. Đó sẽ là cơ sở cho các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển mạng lưới, làm căn cứ để thu hút các nhà đầu tư kinh doanh chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Để đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo hình thức xã hội hóa, tỉnh ưu tiên cơ chế, chính sách cho việc đầu tư thương mại, cụ thể về chính sách, dự án đầu tư vào lĩnh vực chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được vay vốn để thực hiện với hình thức thế chấp công trình đã và đang đầu tư. Đối với các công trình thương mại trọng điểm, ngành sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục hạ tầng thương mại thu hút đầu tư. Trong quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp sẽ bố trí quỹ đất dành cho thương mại để kêu gọi đầu tư. Tỉnh sẽ hỗ trợ cơ sở hạ tầng như điện, đường, hệ thống thoát nước bên ngoài chợ… để cùng với doanh nghiệp, nhà đầu tư đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ của tỉnh.
* Năm 2018, hàng loạt cửa hàng tiện lợi VinMart được mở tại tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, hệ thống các cửa hàng này lần lượt đóng cửa, trả mặt bằng. Ngành công thương đã có những động thái gì để “giữ chân” doanh nghiệp, thưa ông?
Trong giai đoạn 2021-2025, ngành công thương tập trung tham mưu cho tỉnh phát triển hạ tầng thương mại hiện đại gồm chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh và đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. |
Năm 2018 và đầu năm 2019, Tập đoàn Vingroup đã đầu tư 5 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên địa bàn thành phố Đồng Xoài. Đến cuối năm 2019, các cửa hàng này đã đóng cửa. Nguyên nhân do tập đoàn đã rút khỏi mảng bán lẻ trực tiếp để tập trung nguồn lực cho lĩnh vực công nghiệp, công nghệ và Vingroup đã bán cổ phần hệ thống siêu thị và cửa hàng Tập đoàn Masan. Ban lãnh đạo Masan đã đánh giá lại toàn bộ hệ thống cửa hàng tiện lợi VinMart+ và có chủ trương tập trung phát triển tại các đô thị có sức mua lớn, tạm ngưng hoạt động các cửa hàng có hiệu quả kinh doanh thấp so với mục tiêu yêu cầu, trong đó có 5 cửa hàng VinMart+ tại Bình Phước.
Việc đóng cửa các cửa hàng VinMart+ tại Bình Phước là do tái cơ cấu lại của tập đoàn. Lãnh đạo tỉnh và sở luôn coi sự thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh. Bình Phước luôn hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư; các chính sách thu hút đầu tư luôn đồng hành với doanh nghiệp; đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính, luôn tạo điều kiện và tìm cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Với thương mại, dịch vụ hiện là ngành ưu tiên trong thu hút đầu tư phát triển, sở luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với các doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh phát triển kinh tế.
* Thương mại và dịch vụ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vậy ngành đã tham mưu tỉnh những giải pháp gì nhằm thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, thưa ông?
Để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm 2020-2025, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành hằng năm từ 9-10%, ngành công thương tập trung tham mưu tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ như: Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hóa; đổi mới công nghệ; đẩy mạnh hoạt động. Tăng cường xúc tiến thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường. Tiếp tục tăng cường công tác dự báo, ổn định thị trường, giá cả, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ; đẩy mạnh công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phát triển thương mại biên giới, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư và các cửa khẩu: Lộc Thịnh, Hoàng Diệu, Tân Tiến để thu hút đầu tư vào cửa khẩu.
Đồng thời, đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch; tài chính, tín dụng, bảo hiểm; viễn thông, công nghệ thông tin; dịch vụ logistics… để tạo nền tảng cơ bản cho thương mại, dịch vụ của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
* Trân trọng cảm ơn ông!
Tấn Phong (thực hiện)