Theốngmivớinghềtỷ số trực tiếp 7mo thời gian, nghề đóng ghe, xuồng ở nhiều địa phương trong tỉnh giờ không còn thịnh hành mà đang dần như mai một. Nhiều thợ đóng ghe xuồng đành phải ngậm ngùi chia tay nghề, chỉ còn lại một số ít người tâm huyết cố bám lấy nghề bằng công việc sửa chữa, đóng ghe, xuồng thuê... Ông Hai Thạch đang làm nghề sửa, vá ghe cũ cho khách. Men theo con đường nhỏ đến đầu Doi Cát, thuộc khu vực I, phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, nơi mà trước đây đã hình thành nghề đóng ghe, xuồng gắn liền với miền sông nước quy mô lớn nhỏ khác nhau của hàng trăm hộ một thời làm ăn hưng thịnh. Ông Tư Thiện (Nguyễn Văn Thiện) một tay thợ đóng ghe, xuồng rành nghề ở cái tuổi 20, giờ thì tuổi ông cũng đã tròm trèm chạm mốc 70 và ông cũng từng làm chủ một cơ sở đóng ghe, xuồng bằng cây gỗ còn lại duy nhất ở đầu Doi Cát này. Ngồi tựa lưng vào những tấm ván gỗ bám đầy màng nhện đã ngả màu theo năm tháng của thời gian, ông Tư Thiện nói mang tiếng là chủ cơ sở, nhưng thực chất lâu nay chỉ mình ông vừa làm chủ kiêm luôn thợ, bởi bán buôn ế ẩm nên ông không dám thuê mướn người làm. Cái lắc đầu như ngán ngẩm, giọng ông như chua chát: “Nghề đóng ghe xuồng bằng cây gỗ giờ hết thời rồi. Cả năm ngoái tui chỉ bán được 1 chiếc ghe tam bản, thu hồi tiền vốn được có mấy triệu đồng, còn lại 3 chiếc xuồng, 3 chiếc ghe chất đống nằm đó lâu rồi mà không thấy ai hỏi mua”. Đôi mắt ông như có chút đượm buồn, ông Tư Thiện hồi tưởng lại thời hưng thịnh nhất của làng nghề vào những năm 1978-1990, nghề đóng ghe, xuồng ở Ngã Bảy phát triển mạnh. Đầu tiên chỉ có vài ba hộ cất trại ngay đầu Doi Cát để làm nghề, dần dần lan ra nhiều hộ khác trở thành xóm nghề đóng ghe xuồng đông đúc. Phía bên các doi còn lại như Doi Thành, doi Tân Thới Hòa... cũng có một số trại ghe, xuồng mọc lên, nhưng nói chính xác thì bờ Doi Cát tập trung thành xóm nghề nhiều hơn với khoảng 40 hộ. Những trại ghe, xuồng đầu tiên nơi đây là của ông Ba Cư, ông Ba Phương, ông Chín Lớn, ông Bảy Thép, ông Sáu Cựu... Trong số này, có những người thợ được truyền nghề đến đời cháu, chắt, tồn tại cho đến ngày nay. Lúc cao điểm có hàng trăm thợ, thầy, lao động làm việc, tiếng xẻ gỗ, cưa ván, cui, đục đinh chan chát. Nhiều trại không chỉ chuyên đóng ghe, xuồng nhỏ chở vài trăm ký đến năm mười tấn, mà còn đóng được cả ghe lớn chở cả trăm tấn không chừng. Tùy sở thích của người dân mỗi nơi mà thợ đóng ghe, xuồng theo đó “đo ni” để đóng, nếu như vùng Tháp Mười (Đồng Tháp) thích xài kiểu xuồng ba lá, vùng An Giang nông dân thích xuồng cui, vùng Cần Thơ hay Bến Tre lại chuộng kiểu xuồng sáu lá. Riêng ở Hậu Giang thì bà con chỉ thích xuồng năm lá, còn nghe tam bản thì phải đóng từ bảy, đến mười một lá, mũi ghe đóng theo kiểu bầu tròn giống như hình dáng lá sen. Mỗi chiếc xuồng, hay chiếc ghe tùy theo đóng be dày hay mỏng mà tính giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/chiếc. Riêng loại ghe, xuồng “năm quăng” đóng bằng cây gỗ tạp như cây xoài, cây sắn… xài xong một năm hư mục là quăng bỏ thì giá rẻ hơn cây sao, cây sến. Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu mùa mưa cho đến cạn mùa nước nổi, người trong và ngoài tỉnh đến đặt ghe, mua xuồng rất nhiều. Có lúc nhiều cơ sở một ngày bán ra được 20-30 chiếc ghe, xuồng là bình thường, thế nhưng rồi không ai ngờ rằng nó lại sớm lụi tàn như bây giờ. Ông Hai Hậu, nhà kế bên ông Tư Thiện cho rằng nguyên nhân khiến làng nghề đóng ghe, xuồng ở Ngã Bảy dần đi vào mai một là không phải tại thiếu cây hay thiếu thợ mà do đường bộ những năm gần đây được Nhà nước và Nhân dân đầu tư mạnh đến tận xóm, ấp. Nhiều người mua sắm được xe máy để làm phương tiện đi lại, hay vận chuyển hàng hóa nông sản có thể thay thế được ghe, xuồng một cách thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, gần đây còn có ghe, xuồng làm bằng sắt, bằng chất liệu composite xuất hiện ngày một nhiều cạnh tranh khốc liệt với ghe, xuồng đóng bằng gỗ. Bởi theo quan niệm của nhiều người, chất liệu từ composite nhìn bề ngoài thì thấy nhẹ, đẹp còn chất lượng, độ bền có tốt hơn ván gỗ hay không điều này ông Hậu không thể khẳng định. Có điều là người dân vùng sông nước, ông Hậu cảm nhận đối với mỗi gia đình vùng nông thôn, chiếc ghe, xuồng được xem như cần câu cơm nên hầu như nhà nào cũng có. Sau câu chuyện về cái thời vàng son ấy, các ông Tư Thiện, Hai Hậu lại buông tiếng thở dài khi nói về tương lai của nghề. Với các ông, không gì xót xa hơn khi phải từ bỏ công việc mà từ khi sinh ra, gắn liền với cuộc đời họ. Đứng nhìn cơ ngơi chính tay mình gầy dựng suốt mấy chục năm qua, giờ phải để trong nhà xưởng cũ nát, họ không đành lòng. Giống như ông Hai Thạch (Bùi Văn Thạch), ở ấp 1, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, lúc còn nhỏ cũng mê được một lần cầm chiếc đục, cái cưa nên lớn lên đã theo học nghề để mở trại. Nhưng rồi những năm gần đây ghe, xuồng bằng cây gỗ ít người mua, ông chuyển sang “nghề làm mướn” cho chủ bãi sửa, vá ghe cũ bể nếu có người cần. Nhìn dáng người nhỏ nhắn ở cái tuổi đã gần 60 của ông Hai Thạch, làn da in hằn sạm đen màu sương gió, như thể hiện cái chất của người thợ quanh năm gắn bó với những khối gỗ nặng trịch ngoài trời. Thân hình ông mồ hôi nhễ nhại chảy ướt cả áo trong cái nắng buổi trưa. Ông như thấm mệt cùng với tiếng búa đục đẽo bốp, chát, hòa cùng tiếng kêu lẻng xẻng của máy cưa. Uống vội một hơi dài nước mát quay sang tôi ông nói: “Nếu là những người thợ trẻ thì chuyện bỏ nghề để tìm việc mới khá dễ dàng, còn với tôi thì hơi khó vì tuổi lớn không dễ tìm được việc”. Ông Hai Thạch cho hay tiền lương thu nhập từ nghề này khoảng 400.000 đồng/ngày. Nếu biết tiết kiệm, hạn chế mức chi tiêu thì mới mong nuôi sống được cả gia đình trong tháng. Xem ra công việc sửa, vá ghe, xuồng cũ của ông cũng khá ổn định nhờ có người thường mướn. Cái quan trọng là thời gian nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng ghe, xuồng còn tốt xấu, hư bể nhiều ít và trọng tải của ghe lớn, nhỏ. Nếu là chiếc lớn thời gian sửa, vá có thể kéo dài cả tháng, còn loại xuồng, ghe nhỏ chỉ sửa, vá trong ngày là xong, nhờ vậy mà ông có thể duy trì được “lửa” nghề, tiếp tục cuộc mưu sinh. Với nụ cười hồn nhiên như tự tin, ông Hai Thạch nói: “Miền Tây sông nước còn kênh, rạch là còn ghe, xuồng thì nghề đóng ghe, xuồng hay vá, sửa ghe xuồng sẽ còn tồn tại…”. Bài, ảnh: QUANG HẢI |