当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỷ số bóng đá ả rập xê út】Ngăn chặn bạo lực học đường: Chú trọng “phòng là chính” 正文

【tỷ số bóng đá ả rập xê út】Ngăn chặn bạo lực học đường: Chú trọng “phòng là chính”

2025-01-12 08:56:45 来源:88Point 作者:Cúp C2 点击:738次

te

Cần sớm triển khai mô hình kỷ luật tích cực "không nước mắt" tại các trường học để ngăn chặn bạo lực học đường. Ảnh minh họa: MĐ.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ lưu ý như vậy tại hội nghị trực tuyến về bảo đảm an ninh,ănchặnbạolựchọcđườngChútrọngphònglàchítỷ số bóng đá ả rập xê út an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường tổ chức sáng 17/4.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, thời gian qua đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường đã được ban hành. Gần đây nhất, Bộ GD&ĐT cũng đã có Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. Mặc dù vậy, bạo lực học đường vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, trong đó bên cạnh đặc điểm do lứa tuổi là những tác động mạnh mẽ của mạng xã hội, từ môi trường gia đình và cộng đồng…Do đó, ngành Giáo dục phải tiên phong, chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt nhấn mạnh đến các hoạt động “phòng ngừa là chính”.

“Phòng chống bạo lực học đường là vấn đề không chỉ liên quan đến trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, ban giám hiệu nhà trường…, mà còn là của từng thầy cô, từng cán bộ, viên chức, người lao động, phụ huynh và cả toàn xã hội. Xem nhẹ bất cứ một khâu nào trong nguyên lý gia đình – nhà trường – xã hội thì kết quả công tác phòng chống bạo lực học đường sẽ không cao” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng lưu ý, tới đây công đoàn ngành Giáo dục phải vào cuộc sâu hơn nữa, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo vì đây là yếu tố quyết định thành công trong việc đẩy lùi bạo lực học đường. Ngoài ra, người đứng đầu ngành Giáo dục cũng nhấn mạnh đến vai trò của các trường sư phạm, khi cho rằng các trường phải chú trọng ngay từ khâu đào tạo giáo viên, những người lựa chọn ngành phải có năng khiếu sư phạm, nhất là phải “yêu nghề, mến trẻ”.

Đồng thời, trường sư phạm phải có trách nhiệm với các cựu sinh viên của mình, bởi đây chính là “sản phẩm” nhà trường tạo ra. Hơn hết, phòng chống bạo lực học đường cần lấy giáo dục, nêu gương là chính chứ “không nên nặng về răn đe, xử phạt vì đó sẽ không phải là giải pháp tốt”.

Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ trẻ em, ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đồng tình khi cho rằng, cần phải đặc biệt chú trọng đến các giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Về các giải pháp cụ thể, theo ông Nam các bộ, ngành, đơn vị có liên quan cần phối hợp tăng cường giáo dục pháp luật, nhận thức về quyền của trẻ em cho thầy cô, cha mẹ. Đồng thời, cần giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, lên tiếng cho trẻ em; tăng cường kỹ năng phòng ngừa và xử lí các sự việc, đặc biệt là sớm triển khai phương pháp kỷ luật tích cực “không nước mắt” trong hệ thống các trường học.

Đối với Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111, ông Nam cho rằng, cần được các bộ, ngành khác sử dụng tích cực hơn nữa, truyền thông phổ biến hơn để học sinh, giáo viên và cha mẹ được biết. Theo ông Nam, tổng đài 111 không chỉ là đường dây nóng mà còn là nơi tư vấn, hướng dẫn xử lí các vụ việc và bảo mật thông tin hiệu quả. Sắp tới, hệ thống sẽ bổ sung và cập nhật danh bạ điện thoại của bí thư đoàn ở các xã, phường, lãnh đạo cấp sở, phòng để có thể xử lí các sự việc bạo lực học đường ngay khi còn đang nguy cơ./.

Mai Đan

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜