Những vướng mắc ở khâu chứng nhận TheáttriểnnôngnghiệphữucơLờigiảinàochobàitoánchứngnhậkết quả giải vô địch quốc gia nhậto thống kê từ Bộ NN&PTNT, tính đến nay, diện tích canh tác hữu cơ tại Việt Nam tăng từ 53.350ha năm 2016 lên khoảng 237.693ha năm 2019. Cả nước có 46/63 tỉnh thành đang thực hiện và có phong trào sản xuất hữu cơ. Số nông dân tham gia sản xuất hữu cơ là 17.168 người. Số lượng doanh nghiệp sản xuất hữu cơ là 97 doanh nghiệp; tham gia xuất khẩu là 60 doanh nghiệp với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiêu thụ trong nước và hiện đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia... là những thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ lớn nhất trên thế giới. Theo đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ vừa được Thủ tướng ban hành, mục tiêu đến năm 2025, đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ chiếm 1,5%-2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. Trong đó, diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng hơn 1% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực như: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, chè, hồ tiêu, cà phê, điều, dừa... Với ngành chăn nuôi, tỉ lệ sản phẩm hữu cơ đạt khoảng 1%-2% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước. Những sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận hữu cơ theo tiềm năng thế mạnh được ưu tiên, gồm: sữa, mật ong, yến sào, thịt gia súc gia cầm... Liên quan tới vấn đề trên, theo ông Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, sản xuất hữu cơ đã bắt đầu từ những năm 1990 đến nay, tuy nhiên, quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa trở thành hàng hóa đủ lớn. Nhưng từ khi Nghị định 109/2018/NĐ-CP về sản xuất nông nghiệp hữu cơ được thực thi đã xuất hiện nhu cầu sản xuất hàng hóa lớn từ hàng trăm đến hàng ngàn hécta. "Rất đáng tiếc là bộ tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ với 8 tiêu chuẩn đã ban hành là chưa đủ. Để áp dụng đúng và dễ dàng cho nhà sản xuất, cần thiết phải có bảng danh mục vật tư đầu vào từ danh mục chi tiết của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền" - ông Mịch phản ánh. Ông Mịch cũng cho rằng đã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tất yếu phải áp dụng theo một tiêu chuẩn phù hợp với thị trường có nhu cầu, cụ thể để xác định là sản phẩm hữu cơ phải có đơn vị chứng nhận. Bởi vậy vấn đề hoạt động của các đơn vị chứng nhận sản phẩm hữu cơ cần được xây dựng, hình thành theo các quy định hiện hành, thậm chí cần công khai danh sách các đơn vị đã được phép hoạt động chứng nhận. "Đến nay chúng tôi thấy xuất hiện một số chứng nhận sản phẩm hữu cơ không rõ ràng được bán trên thị trường như không ghi rõ trên bao bì các thông tin. Lĩnh vực chứng nhận là rất nhạy cảm nếu quản lý, giám sát không tốt sẽ phản tác dụng, như bài học chứng nhận VietGAP trước đây", ông Mịch nói. Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam nói thêm, thông thường, hoạt động đánh giá chứng nhận các tiêu chuẩn sẽ thực hiện theo quy định của Bộ KH&CN nhưng riêng lĩnh vực chuyên môn về nông nghiệp hữu cơ thì do Bộ NN&PTNT đảm nhận. Nghị định 109/2018 về nông nghiệp hữu cơ quy định rõ Bộ NN&PTNT là cơ quan cấp phép cho tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ. Khi chưa được cấp phép, mọi giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ của các tổ chức chứng nhận đều không hợp pháp. "Bộ NN&PTNT cùng với Bộ Tài chính cần có thông tư hướng dẫn mức chi phí cho mỗi hec-ta sản phẩm nông nghiệp hữu cơ để làm căn cứ cho các tổ chức chứng nhận thu phí của nông dân, hợp tác xã, thay vì thả nổi như thời gian qua. Đặc biệt, Bộ NN&PTNT cũng cần sớm ban hành danh mục vật tư đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ để nông dân, hợp tác xã chọn lựa. Thực tế, có nhiều loại phân bón hữu cơ, vi sinh ra đời trước khi có tiêu chuẩn hữu cơ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên lập Hội đồng giám định, chỉ ra cho doanh nghiệp, nông dân sản xuất hữu cơ về các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được phép đưa vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ”, ông Mịch kiến nghị. Ảnh minh họa |