【xem kết quả phạt góc】10 kết quả nổi bật của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2023
1. Hệ thống chính trị ở cơ sở vào cuộc mạnh mẽ: 100% các xã,ếtquảnổibậtcủangànhBảohiểmxãhộiViệtNamnăxem kết quả phạt góc huyện và tỉnh trên toàn quốc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).
2. Diện bao phủ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tiếp tục tăng, đặc biệt tỷ lệ người tham gia BHYT phát triển bền vững trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chưa như kỳ vọng.
Năm 2023, cả nước có khoảng: 18,26 triệu người tham gia BHXH, đạt 39,25% lực lượng lao động trong độ tuổi; 14,7 triệu người tham gia BHTN. Số người tham gia BHYT là trên 93,3 triệu người tham gia, đạt tỷ lệ 93,35%, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân.
Ảnh minh họa |
3. Số người thụ hưởng chính sách ngày càng lớn, quyền lợi người thụ hưởng tiếp tục được đảm bảo kịp thời với chất lượng phục vụ ngày càng cao.
Trong năm 2023, toàn ngành đã giải quyết: gần 95,7 nghìn người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng; hơn 8,8 triệu lượt người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe... Tổng số chi các quỹ BHXH, BHYT, BHTN đạt trên 439,27 nghìn tỷ đồng.
4. Kỷ cương, kỷ luật về tài chính được tăng cường; quỹ BHXH, BHYT tiếp tục được quản lý chặt chẽ, an toàn, hiệu quả.
Bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi người tham gia, quỹ BHXH, BHYT còn là nguồn tài chính quan trọng của quốc gia. Với cơ cấu đầu tư vào trái phiếu chính phủ chiếm trên 80% tổng dư nợ đầu tư, các quỹ bảo hiểm đã góp phần đáp ứng nhu cầu huy động vốn của ngân sách nhà nước, giúp thực hiện chính sách tài chính vĩ mô, ổn định tài chính quốc gia, cơ cấu lại nợ công, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
5. Công tác truyền thông, tư vấn, giải đáp chính sách tiếp tục đổi mới linh hoạt, sáng tạo.
Năm 2023, toàn ngành đã hỗ trợ, tư vấn, giải đáp trên 1,7 triệu lượt người; tổ chức 12 hội nghị đối thoại, giải đáp chính sách tại 12 tỉnh, thành phố, thu hút gần 2.450 người tham gia. Qua đó, góp phần xây dựng hình ảnh ngành BHXH Việt Nam phục vụ người dân tận tâm, chuyên nghiệp và hiệu quả.
6. BHXH Việt Nam tiếp tục được ghi nhận, đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai Đề án 06.
7. Số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN giảm sâu nhất từ trước đến nay, chỉ chiếm 2,69% số phải thu - là tỷ lệ thấp nhất từ năm 2016 trở lại đây (giảm từ 6% năm 2016 xuống còn 2,69%).
8. Đặt quyền lợi người tham gia BHYT làm trọng tâm, trong năm 2023, ngành BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với ngành Y tế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong khám chữa bệnh BHYT và bổ sung nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ tham gia BHYT
9. Đã có khoảng 35 triệu người sử dụng ứng dụng “VssID - BHXH số”.
Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, BHXH Việt Nam tiếp tục nâng cấp ứng dụng “VssID - BHXH số” bổ sung nhiều tiện ích quan trọng. Với các tính năng thiết thực, đến nay ứng dụng đã thu hút khoảng 35 triệu người sử dụng và nhận được nhiều phản hồi tích cực, đánh giá cao.
10. Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế đổi mới, hội nhập và phát triển.
Công tác đối ngoại được triển khai chủ động, linh hoạt và có nhiều đổi mới; tăng cường các hoạt động cả đa phương và song phương. Quan hệ hợp tác về an sinh xã hội với các nước, nhất là các đối tác truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc...; các tổ chức quốc tế (như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tiền tệ Quốc tế…) tiếp tục được duy trì, mở rộng.
Việc giữ vững tốc độ phát triển BHXH, BHYT, đặc biệt là tỷ lệ người tham gia BHYT phát triển bền vững trong khi đời sống người dân còn khó khăn một lần nữa đã khẳng định sự kiên định, quyết liệt của ngành BHXH Việt Nam trong việc thực hiện hiệu quả lộ trình BHXH, BHYT toàn dân. Đây vừa là nhiệm vụ chính trị vừa thể hiện trách nhiệm của ngành trong đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống người dân. |