游客发表
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (giữa) kiểm tra tiến độ các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh |
Giải bài toán ý chí và nghị lực
Thôn Miêu Nha, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc có 10 hộ nghèo. Với tư cách là Trưởng thôn Miêu Nha, bà Nguyễn Thị Xí luôn trăn trở, cần phải giảm tỷ lệ hộ nghèo trong thôn.
Thấy gia đình ông Nguyễn Mão là hộ nghèo có thể thoát nghèo được, nếu có sự hỗ trợ, giúp đỡ của trên và nỗ lực của gia đình thì không khó. Từ đó, bà Xí đã cùng với Bí thư chi bộ, cán bộ Mặt trận thôn trao đổi với cấp ủy, chính quyền xã kêu gọi hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở.
Sau khi đã có kinh phí hỗ trợ, bà Xí đã vận động những người con trong gia đình ông Mão hỗ trợ, chung sức thêm một tay. Giờ ông Mão không chỉ đã thoát được hộ nghèo, mà còn là một trong những hộ gương mẫu, đi đầu trong thôn để tuyên truyền, vận động các hộ khác phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Đông Sơn, huyện A Lưới là xã biên giới giáp với xã Tà Vàng, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) cuộc sống còn nhiều khó khăn. Chủ tịch UBND xã Đông Sơn Hồ Văn Tôi đã cùng với đội ngũ cán bộ thôn về từng hộ gia đình nghèo để đồng hành, hỗ trợ người dân trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Ông Quỳnh Tể, dân tộc Pa Cô, trú tại thôn Loah - Ta Vai, xã Đông Sơn chia sẻ: “Qua không ít lần thất bại trong phát triển sản xuất đã cho bà con nhiều kinh nghiệm quý giá. Khu vực đất này trồng trọt không được, bà con chuyển sang canh tác, chăn nuôi ở khu vực khác. Loại cây này không phát triển được ở đây, bà con chuyển sang trồng loại cây khác phù hợp hơn. Tất cả cũng nhờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và sự vận động, hướng dẫn của đội ngũ làm công tác dân vận trong thôn, trong xã”.
Tuy còn những khó khăn, tồn tại cần tiếp tục tập trung tháo gỡ, nhưng với sự cố gắng thay đổi tư duy canh tác của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ ở Đông Sơn mà các xã khác trên địa bàn huyện A Lưới nên cuộc sống của người dân nơi đây đã có những bước chuyển đáng ghi nhận. Giờ, không ít bà con dân tộc thiểu số ở A Lưới đã biết thâm canh, tăng vụ ngay trên mảnh đất mình đang sinh sống.
Bí thư Huyện ủy A Lưới Huỳnh Công Quảng cho biết, nhiều chương trình, DA đã đến với người dân nghèo huyện A Lưới để giảm tỷ lệ hộ nghèo. Cuối năm 2023, huyện phấn đấu để thoát ra khỏi 74 huyện nghèo của cả nước. Đội ngũ làm công tác dân vận trong toàn huyện tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm được giao, thường xuyên bám, nắm cơ sở để làm chuyển biến đời sống, nâng cao nhận thức của bà con vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ký kết phối hợp công tác dân vận |
Kiên trì, chủ động trong công tác dân vận
Trên đà “tăng tốc” phát triển, nhiều DA trọng điểm trên địa bàn tỉnh đã và đang được triển khai; trong đó, công tác vận động quần chúng, tuyên truyền người dân GPMB đóng vai trò quan trọng.
Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương đã và đang đẩy nhanh tiến độ. DA này có hơn 150 hộ dân thuộc phường Kim Long và phường Phường Đúc (TP. Huế) bị ảnh hưởng, với diện tích đất phải thu hồi hơn 58.000m2, được bố trí tái định cư 142 lô đất tại KQH Lịch Đợi 2 và 3. Tuy nhiên, do phát sinh thêm 30 lô đất, nên cần phải phải bố trí tái định cư lên 172 lô.
Để dân đồng thuận chủ trương, di dời, GPMB cho đơn vị thi công là điều không dễ. Sau nhiều cuộc họp dân, từ sự phân tích, đánh giá và đền bù, hỗ trợ thỏa đáng, sự tháo gỡ khó khăn kịp thời cho người dân; đội ngũ làm công tác dân vận ở cơ sở trực tiếp về từng hộ gia đình để lắng nghe ý kiến người dân và sớm đề đạt nguyện vọng, nêu khó khăn của người dân đến các cấp, nên mọi việc trở nên thuận lợi hơn.
UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế, Trưởng ban Chỉ đạo GPMB TP. Huế Phan Thiên Định cho biết: Để đạt được những kết quả quan trọng đó, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị luôn quán triệt và xác định việc phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong việc chấp hành chính sách GPMB. Từ đó, tạo sức lan tỏa trong Nhân dân, tạo đồng thuận, ủng hộ trong toàn xã hội.
Hiện, nhiều công trình, DA có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đang tiếp tục được triển khai, như: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1A; các DA hạ tầng KKT, KCN, nâng cấp cảng Chân Mây; tiếp tục di dời dân cư, GPMB Khu vực I Kinh thành Huế.
Cùng với đó là, hệ thống giao thông đô thị được chỉnh trang, cải tạo, nhất là các tuyến đường dọc theo bờ sông Hương; khu đô thị mới An Vân Dương phát triển mạnh mẽ, hiện đại…
Với sự nỗ lực của hệ thống chính quyền địa phương, công tác GPMB, hỗ trợ tái định cư đã triển khai hiệu quả và đạt được nhiều tín hiệu tích cực. Trên thực tế, công tác GPMB vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Đó là, tiến độ thẩm định, phê duyệt các chính sách về giá đất, vị trí tái định cư chậm, dẫn đến tiến độ thực hiện GPMB tại nhiều DA bị kéo dài; công tác phối hợp giữa chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác GPMB và các phòng, ban, ngành có liên quan còn hạn chế…
Bên cạnh sự điều chỉnh của cấp ủy, chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành trong tỉnh, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa của đội ngũ làm công tác dân vận.
Ngoài chủ động điều chỉnh quy hoạch để GPMB, đền bù cho người dân thỏa đáng thì, trong quá trình GPMB đều phải tổ chức họp dân, thông báo kế hoạch và phổ biến chính sách, quy định của Nhà nước; công khai dự thảo phương án, tiếp thu ý kiến của người dân.
“Khi có quyết định phê duyệt phương án đều niêm yết công khai, gửi trực tiếp đến từng hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để tạo sự đồng thuận. Đội ngũ làm công tác dân vận cần thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cũng như tạo sự đồng lòng nhất trí của người dân trong thực hiện các chính sách liên quan đến công tác GPMB. Những người làm công tác dân vận phải chủ động, linh hoạt, đổi mới hơn nữa để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Mọi việc dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ, được người dân đồng tình, ủng hộ thì thành công và ngược lại”, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài chia sẻ.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接