【tỷ số bóng đá cúp ý】Bảo tồn sự độc đáo của một kiến trúc giao thời
Một con nghê vỡ nhiều mảnh
Theảotồnsựđộcđáocủamộtkiếntrúcgiaothờtỷ số bóng đá cúp ýo cứ liệu lịch sử, công cuộc xây lăng vua Đồng Khánh diễn ra nhiều đợt trong thời gian 35 năm. Sự phức tạp trong lịch sử xây dựng lăng để lại dấu ấn rất rõ trong kiến trúc của khu lăng mộ. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang trùng tu, bảo tồn như nguyên trạng nhiều hạng mục của lăng.
Công trình mang dấu ấn "trung chuyển"
Vua Ðồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Ðường, con trai cả của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai. Ðồng Khánh làm vua được bốn năm thì băng hà ở tuổi 25, khi lăng mộ hoàn toàn chưa được chuẩn bị. Lăng Ðồng Khánh hiện nay nguyên là nơi vua Ðồng Khánh tá túc vĩnh viễn trong điện thờ thân phụ của ông.
Sau khi lên ngôi, vua Ðồng Khánh thấy lăng mộ của cha chưa có điện thờ nên sai Bộ Công dựng điện Truy Tư cạnh đó để thờ cha. Năm 1888, sau khi điện Truy Tư được khởi công xây dựng và cơ bản hoàn thiện, vua Ðồng Khánh rước bài vị của Kiên Thái Vương về thờ, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh công trình. Trong khi công việc đang tiếp tục thì vua Ðồng Khánh đột ngột qua đời. Vua Thành Thái kế vị, lấy đổi tên Truy Tư thành Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh. Năm 1916, sau khi lên ngôi, vua Khải Ðịnh, con trai vua Ðồng Khánh, đã tu sửa điện thờ và xây cất lăng mộ cho cha mình. Toàn bộ khu lăng mộ từ Bái Ðình, Bi Ðình đến Bửu Thành và Huyền Cung đều được kiến thiết dưới thời Khải Ðịnh, đến tháng 7-1917 mới hoàn thành. Riêng điện Ngưng Hy cùng Tả, Hữu Tùng Viện; Tả, Hữu Tùng Tự tiếp tục được tu sửa cho đến năm 1923.
Do ra đời trong quá trình dài như thế nên lăng vua Ðồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử khác nhau. TS. Trần Đức Anh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, đánh giá: "Nếu phong cách cổ truyền thực sự dừng chân trong kiến trúc lăng vua Tự Ðức và phong cách hiện đại được thể hiện rõ nét trong kiến trúc lăng vua Khải Ðịnh, thì lăng vua Ðồng Khánh là một bước trung chuyển. Trong đó, điện Ngưng Hy được coi là nơi bảo lưu bậc nhất nghệ thuật sơn son thếp vàng, nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của Việt Nam".
Bảo tồn vốn xưa
Về mặt lịch sử kiến trúc, lăng vua Đồng Khánh được đánh giá là công trình ghi dấu sự ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại vào kiến trúc truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên, qua thời gian, công trình cũng bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2009, từ nguồn vốn ngân sách, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai giai đoạn 1 dự án trùng tu lăng vua Đồng Khánh với nhiều hạng mục quan trọng, gồm: Cung môn, điện Ngưng Hy, Tả - Hữu phối điện, Tả - Hữu Tòng viện, hệ thống cổng cửa khu tẩm điện và hệ thống sân vườn. Dự kiến, cuối năm 2017 sẽ hoàn thành giai đoạn 1 và tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 vào những năm 2018 – 2020. Giai đoạn 2 trùng tu các hạng mục: lăng mộ vua Đồng Khánh, lăng mộ Kiên Thái Vương, các lăng mộ hoàng gia trong khu vực, hạ tầng kỹ thuật, hồ nước...
Theo nội dung dự án, điện Ngưng Hy được phục hồi tu bổ cả 4 công trình, gồm: tiền điện, thừa lưu trước – sau, chính điện và hậu điện. Trong đó, chính điện được tu bổ gia cố các kết cấu gỗ, thay thế các cấu kiện bị mục hỏng, tu bổ, phục hồi, gia cố bảo tồn hệ thống liên ba kép cùng toàn bộ ván vách đố bản, tu bổ 6 bộ cửa bảng khoa trên kính dưới bản, lát lại những chỗ hư hỏng nền gạch xi măng men hoa phục chế theo nguyên bản… Riêng bình phong hậu sau điện Ngưng Hy thì nghiên cứu phục hồi nguyên bản theo màu sắc gốc trên công trình. Các dấu vết về màu sắc, hoa văn trang trí vẫn còn khá rõ sau khi bóc tách lớp phủ bên ngoài. Bức bình phong được làm vệ sinh bề mặt, giữ nguyên trạng tất cả các họa tiết đắp nổi và đi lại màu sắc. Trong đó, các họa tiết dây lá, chữ vạn đều được làm lại căn cứ hoàn toàn vào khảo sát bóc tách từng mảng vôi màu, những vết tích của hiện trạng gốc, trên cơ sở phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu, rồi mới thiết kế trước khi trùng tu.
Phục chế 2 con nghê ở điện Ngưng Hy
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, mái trước điện Ngưng Hy có 4 con nghê chất liệu bằng gốm đất nung tráng men, nhưng nay mới gắn trở lại vị trí 2 con (nhờ khá nguyên vẹn và được nghiên cứu phục chế hoàn thiện), còn 2 con do bị vỡ nát nghiêm trọng đang được nghiên cứu phục hồi trước khi gắn trở lại. Trong 2 con còn lại này, một con mất đầu, mất đuôi, mất chân trong và chỉ còn một mảng gốm ngoài ở hông bên trái ốp lên cốt xi-măng. Một con khác cũng bị vỡ nhiều mảnh nhưng được gắn lại trên một khối xi-măng để giữ lại hình thù. Hiện con nghê đã bị vỡ nhiều mảnh nhưng khá nguyên hình thù (do gắn sành trên xi-măng) được gửi ra làng gốm Bát Tràng làm mẫu để phục chế.
“Chúng tôi rất yên tâm vì trong quá trình hạ giải các hạng mục ở lăng vua Đồng Khánh, tổ giám sát và đơn vị thi công đã cho đánh dấu cấu kiện và hạ giải từng bộ phận, từng mảng trang trí sành sứ, pháp lam, nhất là những mảng hoa văn đất nung rất độc đáo và bảo quản cẩn trọng, gần như không bị vỡ, không bị đứt bất cứ chi tiết nào. Sau khi trùng tu lợp mái, chúng tôi đã đưa lên lại toàn bộ hệ thống trang trí gắn lại như hiện trạng trước khi tháo dỡ, bảo tồn như nguyên trạng. Chỉ có trường hợp 2 con nghê do bị mất vỡ quá nhiều, nên mới đặt vấn đề phục chế lại, còn tiêu bản gốc thì đưa về bảo tàng làm hiện vật trưng bày bảo quản”, TS. Phan Thanh Hải nói thêm.
Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/400b799449.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。