当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kq wolfsburg】20 năm nấu cơm cho bệnh nhân nghèo

20 năm qua,ămnấucơmchobệkq wolfsburg bà Hồ Thị Thúy Loan, ở khu vực 4, phường VII, thành phố Vị Thanh, cùng các thành viên của Tổ cơm, cháo, nước sôi miễn phí (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) nấu những bữa cơm, suất cháo cho bệnh nhân nghèo. Với bà Loan, có thể chia sẻ bớt gánh nặng, giảm thêm phần lo toan với người bệnh là bà thấy vui lòng.

Bà Loan (bìa trái) cùng các thành viên của tổ chuẩn bị nấu cơm trưa.

Đến Tổ cơm, cháo, nước sôi miễn phí ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào sáng sớm, lúc này bà Loan cùng các thành viên của tổ đang tất bật cắt, gọt, xào, nấu… chuẩn bị những suất cơm trưa cho các bệnh nhân nghèo không chỉ đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, mà còn hỗ trợ cho các bệnh nhân ở Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần và Da liễu. Bà Loan cho biết: “Hôm nay, bệnh nhân đông, khoảng 1 giờ khuya tôi với mấy chị nấu 13kg cháo, nhìn bệnh nhân vui vẻ ăn bát cháo nóng, chúng tôi thấy vui trong bụng. Phát cháo xong, mấy chị em nghỉ ngơi giây lát, sau đó bắt tay vào chuẩn bị nấu cơm trưa”.

Năm nay, bà Loan 55 tuổi nhưng bà đã gắn bó với tổ cơm, cháo, nước sôi miễn phí hết 20 năm. Được tận tay trao những phần cơm, suất cháo cho bệnh nhân, nghe họ tâm tình, bà Loan càng cảm thấy thương những bệnh nhân nghèo và mong muốn giúp đỡ họ nhiều hơn. Theo bà Loan, người bệnh phải lo rất nhiều chi phí, nếu có thể giúp người ta no lòng, đỡ phần tốn kém, bà thấy vui lắm. Một người bệnh, tiền ăn hàng ngày có thể vài chục hoặc trăm nghìn đồng, với những gia đình nghèo khó thì đây là cả gánh nặng…

Nhớ về quãng thời gian đầu tham gia tổ cơm, cháo, nước sôi miễn phí, bà Loan cho rằng đó là khoảng thời gian vất vả mà bà không thể nào quên. Năm 2000 bà tham gia vào tổ, do phải nấu cháo lúc 1 giờ khuya để kịp phát cho bệnh nhân nghèo lúc sáng sớm, cho nên mới hơn 12 giờ khuya bà phải từ nhà đến bệnh viện. Lúc đó, đường sá chưa được như bây giờ, không có đèn đường, bà đi xe đạp và phải cầm theo cây đuốc để thấy đường chạy xe. “Thời đó, xe cộ đâu được đông đúc như bây giờ, với lại lúc khuya càng thêm vắng vẻ. Có khi chạy xe từ nhà đến bệnh viện chỉ gặp một, hai chiếc xe thôi, thấy có xe là mừng”, bà Loan trải lòng. Thấy bà vất vả, chồng bà khuyên nghỉ làm, nhưng với mong muốn giúp đỡ bệnh nhân nghèo, bà nhất quyết không đồng ý và giải thích cho ông hiểu. Hiểu được việc làm ý nghĩa của vợ, nên ông đã đồng tình ủng hộ.

Nói về cuộc sống gia đình mình, bà Loan cười tâm sự: “Tôi có 2 người con, tụi nó lập gia đình cả rồi, cuộc sống cũng ổn định. Được tham gia hoạt động từ thiện này, tôi phấn khởi lắm. Tôi không sợ thức khuya, không sợ cực khổ, những tháng gió bấc về, tiết trời lạnh giá nhưng tôi cũng vẫn đi. Tôi coi công việc này như của gia đình mình, người bệnh như thân nhân. Giúp được gì thì giúp, không ngại ngần trơn trọi gì hết”.

Không chỉ góp công để nấu những bữa cơm tươm tất phục vụ người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện, do gia đình có trồng tiêu, thỉnh thoảng bà còn tặng tiêu, ngoài ra, còn mua một số nhu yếu phẩm cần thiết để hỗ trợ cho tổ. “Hôm qua, tôi mua một cây đường, sau đó chia ra nhiều bịch nhỏ, để tặng mọi người ăn kèm với cháo. Sáng nay, cũng tặng hơn 2kg rồi, chiều nay tôi sẽ tranh thủ vô bọc số đường còn lại, để tiếp tục tặng cho bệnh nhân nghèo ăn cháo”, bà Loan chia sẻ.

Cùng tham gia tổ gần 20 năm, bà Nguyễn Thị Thơi cho biết: “Chị Loan rất nhiệt tình với công tác này. Khi thì chị phụ mọi người lặt rau, khi thấy bên bếp nấu lu bu, chị cũng sang phụ giúp. Nếu các thành viên có việc bận, chị cũng hỗ trợ chị em, để bữa ăn cho bệnh nhân nghèo được tươm tất”.

Từng sống trong khó khăn thiếu thốn, nên bà Loan càng muốn giúp đỡ người nghèo nhiều hơn. Không chỉ gắn bó với công việc ở tổ cơm, cháo, nước sôi miễn phí của bệnh viện, bà Loan còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện tại địa phương, khi thì hỗ trợ tập sách cho học sinh, khi thì ủng hộ tiền… Thấy những việc làm của bà mang nhiều ý nghĩa thiết thực, chồng và các con cũng hết lòng ủng hộ. Đây chính là điểm tựa vững chắc để bà tiếp tục tham gia hoạt động đầy ý nghĩa này.

Chia sẻ về những đóng góp của bà Loan trong thời gian qua, ông Lê Công Cường, Phó ban điều hành Tổ cơm, cháo, nước sôi miễn phí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: “Chị Loan làm việc không hề nệ công. Đặc biệt, chị luôn quan niệm rằng của cho không bằng cách cho, vì vậy, khi giao tiếp với người nhận cơm, chị luôn làm cho mọi người vui vẻ, cảm thấy mình được quan tâm, chia sẻ, chứ không phải được ban phát. Do đó, mọi người rất quý mến chị”.

Với mong muốn được sẻ chia, được giúp đời, những việc làm ý nghĩa của bà Loan sẽ mãi là những đóa hoa thơm góp thêm vị ngọt, để cuộc sống ngày tốt đẹp hơn, tình người càng thêm thắt chặt…

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

分享到: