【kq vl wc】Thống đốc Lê Minh Hưng giải thích việc "phá lệ" cho Agribank

NHNN

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng.

>> Tăng vốn cho Agribank: Đại biểu ủng hộ,ốngđốcLêMinhHưnggiảithíchviệcquotphálệkq vl wc song vẫn băn khoăn về tính phù hợp

Theo Thống đốc, những năm gần đây, hiệu quả hoạt động của Agribank đã có những cải thiện rất rõ nét, vốn chủ sở hữu được bảo toàn và tăng trưởng hàng năm. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,52%, lợi nhuận liên tục tăng trưởng cao. Đến 31/12/2019, tổng tài sản của Agribank là 1.451.000 tỷ đồng và bình quân giai đoạn 2014 - 2019 tăng trưởng khoảng 13,7%/năm, tổng nguồn vốn đạt 1.351.000 tỷ đồng và bình quân tăng trưởng huy động vốn 5 năm gần đây là 14%/năm.

Đến cuối năm 2019, dư nợ cho vay đạt 1.150.000 tỷ đồng và dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt trên 782.000 tỷ đồng. Dư nợ của Agribank xấp xỉ 50% tổng dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt trên 6.000 tỷ đồng và năm 2019 đạt 11.000 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước (NSNN) trong giai đoạn 2014 - 2019 là 14.300 tỷ đồng.

Agribank cổ phần hoá chậm vì quy mô quá lớn

Về cơ sở pháp lý, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết Agribank là doanh nghiệp (DN) 100% vốn Nhà nước, việc Nhà nước bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng là theo quy định của Luật 69, Luật NSNN. Những năm vừa qua, Agribank luôn được đánh giá xếp loại A. Tuy nhiên, tại khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết số 25 của Quốc hội quy định là "không dùng NSNN để cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại", do vậy Chính phủ phải báo cáo Quốc hội việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ NSNN. Sau khi Quốc hội đồng ý chủ trương này sẽ triển khai. Tới đây, khi Quốc hội tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25, chắc chắn Chính phủ cũng sẽ chỉ đạo Bộ Tài chính cũng như NHNN, các bộ, ngành liên quan xem xét, đánh giá lại bởi ngay từ đầu nhiệm kỳ chúng ta chủ trương không dùng NSNN.

Theo Thống đốc NHNN, Agribank là ngân hàng duy nhất Nhà nước sở hữu 100% vốn, mà tiến trình cổ phần hóa gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định, nên cần thiết phải có nguồn vốn NSNN để tăng. Tới đây khi cân đối lại và bố trí kế hoạch ngân sách cho giai đoạn 5 năm tới, Chính phủ cũng sẽ báo cáo Quốc hội để có những quyết định phù hợp liên quan đến việc sử dụng NSNN.

Về tính cấp bách và thời điểm của việc tăng vốn cho Agribank như ý kiến một số đại biểu đặt ra, Thống đốc Lê Minh Hưng chia sẻ, vừa qua Agribank đã triển khai đồng bộ rất nhiều giải pháp để tăng vốn, cải thiện hệ số an toàn, cơ cấu lại tài sản theo hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng các tài sản rủi ro, tăng dần các tỷ trọng các tài sản có độ an toàn cao cũng như thoái các khoản đầu tư góp vốn không hiệu quả và bổ sung nguồn vốn tối đa từ phát hành trái phiếu. Hiện nay quy mô trái phiếu của ngân hàng đã phát hành đủ điều kiện để tính vào vốn cấp 2 là xấp xỉ 25.000 tỷ đồng, tức là khoảng 49% theo quy định. Như vậy khả năng để phát hành thêm vốn trong thời gian tới rất là hạn chế.

Đồng tình với các ý kiến đại biểu về biện pháp tăng vốn từ cổ phần hóa, Thống đốc NHNN cho biết NHNN đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Tài chính để chỉ đạo Agribank triển khai các biện pháp để cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay của Agribank là ngân hàng quy mô quá lớn về mạng lưới, địa bàn với trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng tài sản nhà đất rất lớn. Vì vậy, chưa thể ban hành được quyết định cổ phần hóa. Tới đây, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính để có thể phê duyệt về cơ sở nhà đất làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo về cổ phần hóa.

Nếu không tăng vốn, Agribank chỉ tăng trưởng tín dụng 4,5%

"Từ năm 2017 đến nay, NHNN đã chỉ đạo Agribank thoái vốn các khoản đầu tư ngoài ngành và cho đến nay đã thoái vốn được khoảng 358 tỷ đồng, thu về khoảng 500 tỷ đồng. Như vậy, số còn lại phải thoái vốn của Agribank không còn nhiều và phụ thuộc vào điều kiện thị trường. Điều kiện thị trường thuận lợi để tăng nguồn thu cho NSNN thì mới thoái vốn được, song có thoái vốn được thì số thu về tăng vốn cũng không đáp ứng được nhu cầu", Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.

Còn về giải pháp tăng vốn từ giữ lại lợi nhuận như ý kiến đại biểu, lãnh đạo NHNN giải thích Agribank không thể thực hiện được quy định này như các ngân hàng thương mại nhà nước khác vì đây là ngân hàng 100% vốn Nhà nước. Theo pháp luật hiện hành thì DN 100% vốn nhà nước phải nộp toàn bộ lợi nhuận về NSNN sau khi trích lập các quỹ.

Vì vậy, trong nhiều năm qua Agirbank chưa được Nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ. Tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản khiến tỷ lệ an toàn vốn của Agribank bị suy giảm. Do vậy, để đáp ứng được tiêu chuẩn đòi hỏi Agribank phải tăng vốn rất lớn.

"Với quy định hiện nay, nếu không được tăng vốn thì Agribank năm nay chỉ có thể tăng trưởng dư nợ khoảng 4,5%. Như vậy, nhu cầu vốn cho nông nghiệp, nông thôn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn", Thống đốc Lê Minh Hưng nói.

Về tác động đối với NSNN, theo Thống đốc, Nghị quyết số 936 ngày 5/5/2020 của UBTVQH đã quyết nghị phương án sử dụng nguồn tăng thu tiết kiệm chi ngân sách trung ương (NSTW) năm 2019, trong đó đã phân bổ 14.124 tỷ đồng để bù hụt thu NSTW năm 2020 và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, giao Chính phủ phân bổ cụ thể theo đúng quy định của Luật NSNN và các nghị quyết của Quốc hội. Do đó Chính phủ thống nhất bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi NSTW năm 2019, tương ứng với số lợi nhuận nộp NSNN của ngân hàng năm 2020 tối đa không quá 3.500 tỷ đồng, nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến cân đối NSNN năm 2020./.

H.Y

Nhà cái uy tín
上一篇:Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
下一篇:Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước