Túi nilon là phát minh của một nhà khoa học Thụy Điển với mục đích ban đầu nhằm “cứu trái đất”,ănglượngtáitạocóthựcsựsạti le ca c thay thế túi giấy chỉ dùng được một lần. Một sản phẩm bền, nhẹ gọn và dùng được nhiều lần khi ra đời là cuộc cách mạng khi đó. Câu chuyện về chiếc túi bị coi là thảm họa toàn cầu ngày nay được Tiến sỹ trẻ Nguyễn Duy Tâm đề cập đến để trả lời cho câu hỏi năng lượng tái tạo có thực sự sạch quanh chủ đề "Bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu” thảo luận tại Diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu năm 2019. “Bản thân chiếc túi nilon không có lỗi, mà nằm ở cách sử dụng của con người”, Tiến sỹ Nguyễn Duy Tâm nhấn mạnh. Khái niệm năng lượng sạch liên quan đến nguồn năng lượng hay nguyên lý tạo ra nguồn năng lượng. Dù là nguồn là sạch, nhưng vị tiến sỹ 9X cũng khẳng định khi khai thác và sử dụng cũng có thể gây ra các tác động môi trường như giai đoạn khai thác vật liệu sản xuất pin mặt trời cũng gây tác động môi trường. Theo quan điểm của vị tiến sỹ đến từ Đại học Nanyang, dù Việt Nam sở hữu hầu hết các nguồn năng lượng tái tạo với nhiều nguồn có trữ lượng lớn, nhưng không nên lạc quan quá về tiềm năng. Bên cạnh mảng màu sáng, điểm không tốt của năng lượng tái tạo cũng khá nhiều. Đối với thủy điện, không thể mãi đi chặn sông để ra năng lượng, nhiều nơi cũng đang kêu gọi đàm phán việc xây đập. Năng lượng sinh khối dù tận dụng phế liệu nông nghiệp, nhưng thực chất không hoàn toàn sạch. Đối với điện mặt trời, dù giá pin đã giảm 10, 15 lần, nhưng vẫn là nguồn năng lượng chi phí đắt đỏ. Trong việc tái chế và khai thác nguyên liệu làm pin mặt trời cũng gây hại môi trường nếu không cẩn thận. Điện gió thực tế cũng gây ra tiếng ồn lớn và với nhiều người còn là ô nhiễm tầm nhìn.
Một đặc tính khác của khá nhiều nguồn năng lượng sạch được chỉ ra còn là tính không ổn định, giống như không khí trước mắt, nhưng chưa chắc đã có thể nắm bắt hay điều khiển. Đặc thù của công nghệ năng lượng cần nhân sự tốt và cơ sở hạ tầng cũng yêu cầu vốn lớn. Ở nơi có tài nguyên thiên ưu đãi, như vùng tập trung nhiều năng lượng tái tạo ở miền Trung, lại cũng là nơi xảy ra nhiều bão lũ. Số tiền đầu tưvì vậy cần nhiều hơn, khi tăng chi phí gia cố khi xây dựng các nhà máy năng lượng tái tạo. “Việc theo đuổi năng lượng tái tạo cần thiết, tuy nhiên, tiềm ẩn nhiều rủi ro và thậm chí có thể thất bại hoàn toàn nếu không cẩn thận”, Tiến sỹ Nguyễn Duy Tâm nhận định. Ngoài cần “trám” vào để thay đổi những mảng màu tối, Tiến sỹ Nguyễn Duy Tâm cũng đề xuất một giải pháp về mặt công nghệ, trong đó việc kết hợp khai thác các nguồn năng lượng giúp tận dụng khoảng không gian, không cần xây riêng cơ sở truyền tải. Ví dụ kết hợp giữa thủy điện và điện mặt trời bằng cách đặt tấm pin năng lượng tại mặt hồ thủy điện; giữa điện mặt trời và điện gió giúp điều hòa và tận dụng tối đa để giảm giá thành. Giải pháp thứ hai là lưu trữ lại bằng pin. Điều này giúp tận dụng nguồn điện lúc dư thừa nhưng giá thành cao. Giải pháp từ bên tiêu thụ điện, cũng sử dụng kết hợp công nghệ để khai thác tối đa tạo ra các tòa nhà tự hoạt động. Đây là mô hình nhiều tòa nhà ở Singapore đã làm được. Cũng là giải pháp từ phía tiêu dùngđiện, có ý kiến từ người trẻ cũng cho rằng, nên triển khai dự ánlưới điện thông minh đã được đề cập từ vài năm trước. Cuộc hội ngộ của 230 trí thức trẻ nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học, lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ Diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ hai tổ chức tại Hà Nội từ ngày 26 đến 28/11/2019 mang đến nhiều ý kiến và nghiên cứu khoa học của người Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh chủ đề về "Bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu”, ba nội dung khác được tập trung thảo luận gồm "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao"; "Công nghệ và quản lý trong nền kinh tế số"; "Nâng cao năng suất lao động và đảm bảo công bằng xã hội". |