Ông Nguyễn Ngọc Thành - Giám đốc PC Đồng Nai – cho biết,ĐồngNaiKéođiệnvềphụcvụ ngườidânởvùngxamiềnnúsoi kèo palace từ đầu năm đến nay, Đồng Nai vẫn tiếp tục là địa phương dẫn đầu về sử dụng điện năng lớn nhất ở khu vực miền Nam. Để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, PC Đồng Nai đã quản lý, vận hành theo phương thức không điều hòa, tiết giảm phụ tải, nhờ đó nguồn điện cung cấp đủ, an toàn cho khách hàng.
Theo ông Thành, sản lượng điện thương phẩm trong 9 tháng năm 2019 đạt 10,310 tỷ kWh, tăng 7,48% so với cùng kỳ năm 2018; cung cấp cho 842.709 khách hàng, trong đó điện cấp cho công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 74,12% (sản lượng tăng 5,93% so với cùng kỳ 2018). Khách hàng nhiều, sản lượng điện tiêu thụ lớn, trong khi nguồn điện không dồi dào, vì thế các công trình điện xây mới, nâng cấp đang được gấp rút triển khai trên địa bàn Đồng Nai.
Trong năm 2019, PC Đồng Nai thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn lưới điện với tổng số vốn 345 tỷ đồng, hiện tại đã thực hiện 134 công trình lưới điện với khối lượng giá trị là 228 tỷ đồng, đạt hơn 66% kế hoạch. Nhằm đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải đang gia tăng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Điện lực Miền Nam hiện đang thi công công trình Trạm biến áp 110kV Giang Điền và Đường dây đấu nối; chuẩn bị đầu tư 4 công trình gồm Đường dây 110kV Định Quán 2 – Vĩnh An; Trạm biến áp 110kV Xuân Đông và đường dây đấu nối; Trạm biến áp 110kV khu đô thị Long Hưng và đường dây đấu nối; cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện trung, hạ thế khu vực trung tâm, thị xã, thành phố của tỉnh Đồng Nai.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam hiện cũng đang thực hiện các công trình điện lưới quốc gia trên địa bàn Đồng Nai, gồm Trạm biến áp 500kV Long Thành; Đường dây 500kV Long Thành – Rẽ Phú Mỹ - Sông Mây; Trạm biến áp 220kV An Phước; Đường dây 220kV Sông Mây - Tam Phước; Đường dây 220kV Long Thành - Công nghệ cao.
Điện về thắp sáng đường quê xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai Ngoài các dự án đầu tư lớn, từ đầu năm đến nay PC Đồng Nai còn triển khai quyết liệt các dự án điện để xóa hình thức sử dụng điện câu phụ, kéo điện phục vụ cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đưa điện về vùng sâu, miền núi để phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân. Cụ thể, trong năm 2019, ngành điện lực Đồng Nai đã thực hiện xóa câu phụ cho 582 hộ, kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Cuối năm nay, PC Đồng Nai sẽ hoàn thành kế hoạch xóa sử dụng điện câu phụ cho 582 hộ với giá trị hơn 1 tỷ đồng, chủ yếu là các vùng nông thôn xa, miền núi. Hiện, PC Đồng Nai đang thi công 15 công trình điện cho chương trình xây dựng nông thôn mới vớ mức đầu tư là 90 tỷ đồng , nhằm nâng cấp, cải tao, xây dựng mới 52km đường dây trung thế; 123 km đường dây hạ thế; nâng cấp và xây dựng mới 83 trạm TBA với tổng dung lượng tăng thêm 11,415 MVA.
“Hiện tại, tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận 11/11 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới. Theo bộ tiêu chí mới kiểu mẫu/nâng cao, Đồng Nai hiện đã có 34 xã đạt tiêu chí số 4 về điện nông thôn”, ông Thành chia sẻ.
Cùng với các dự án xây dựng điện lưới, lĩnh vực điện mặt trời áp mái cũng đang được đẩy nhanh công tác lắp đặt, số lượng khách hàng ở các vùng nông thôn, khu vực miền núi ngày càng tăng. Đơn cử, đến cuối tháng 7-2019, trên địa bàn tỉnh Nai có 640 khách hàng đăng ký lắp đặt điện mặt trời áp mái, tổng công suất lắp đặt 14,9 MWp, tăng hơn 40 lần so với cùng kỳ năm 2018. Song đến cuối tháng 9/2019, hợp đồng đăng ký lắp đặt điện mặt trời áp mái đã tăng lên 968 khách hàng, tổng công suất lắp đặt 17,950 Mwp, sản lượng điện phát lên lưới 2,811 triệu kWh, trong đó có 812 khách hàng nhằm mục đích sinh hoạt.
Để thực hiện các dự án điện trên địa bàn, ông Thành cho biết, vướng mắc lớn nhất gây nên chậm tiến độ thi công các dự án là vấn đề giải phóng mặt bằng, nhiều vụ việc kéo dài mấy năm trời vẫn chưa giải tỏa xong, mặc dù chỉ có vài hộ dân. Chẳng hạn như Công trình Cải tạo tăng công suất tải đường dây 110kV từ TBA 220kV Long Bình - TBA 110kV Loteco (đoạn số 1) và từ TBA 500kV Sông Mây - TBA 110kV Thống Nhất (đoạn số 2), khhối lượng chính là cải tạo thay dây trên tuyến đường dây 110kV hiện hữu. Hiện nay, công trình đã thi công được 70% khối lượng, khối lượng còn lại chưa thi công được do vướng mắc 2 hộ dân (hộ ông Trần Văn Mùi – đoạn tuyến từ T84 đến T03, T03 đến T05 và hộ bà Đỗ Thị Hiên – đoạn tuyến T85-1 đến T84) không đồng ý cho thi công và yêu cầu bồi thường đất trong hành lang bị hạn chế công năng. Tuy nhiên, theo ông Thành, đường dây 110kV hiện hữu này được xây dựng, đưa vào vận hành vào năm 2006 và đã được bồi thường hỗ trợ tài sản bị ảnh hưởng đúng theo các quy định hiện hành tại thời điểm triển khai dự án. Công trình cải tạo thay dây này không phát sinh hành lang, phạm vi ảnh hưởng so với phạm vi hành lang của công trình trước, do đó việc yêu cầu bồi thường là không có cơ sở để thực hiện. Cơ quan địa phương đã tổ chức đến 4 lần vận động (lần thứ 04 vào ngày 23/9/2019) nhưng hai hộ dân này hiện vẫn chưa đồng ý cho thi công.
顶: 84踩: 643
【soi kèo palace】PC Đồng Nai: Kéo điện về phục vụ người dân ở vùng xa, miền núi
人参与 | 时间:2025-01-10 00:28:52
相关文章
- Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- Khởi tố người cha cùng 'vợ hờ' bạo hành bé trai 6 tuổi ở TP.HCM
- Để nhận được bảo hiểm xe tai nạn giao thông phải làm gì?
- Bắt người cha và 'vợ hờ' nghi bạo hành bé trai 6 tuổi ở TP.HCM
- Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- Công an điều tra vụ tài xế ở Bắc Ninh bị chặn đường, hành hung
- Trương Mỹ Lan: Bạn ở nước ngoài gửi gần 1 tỷ USD để mua cổ phần, tái cơ cấu SCB
- Cán bộ địa chính xã giúp 2 kẻ làm giả giấy tờ chiếm đoạt hơn 32 tỷ đồng
- Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- Đôi nam nữ cướp tiệm vàng ở Đắk Lắk là chị em cùng mẹ khác cha
评论专区