【cược bóng đá uy tín】Bất cập trong xử lý thuốc lá lậu
“1 trong 4”
Để kịp thời giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn,ấtcậptrongxửlýthuốclálậcược bóng đá uy tín trong thời gian Bộ luật Hình sự 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 chưa có hiệu lực , Bộ Tư pháp đề nghị Thủ tướng tổ chức cuộc họp liên ngành giữa các bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xin chủ trương áp dụng pháp luật để xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá nhập lậu, góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với vi phạm này trong thời gian tới. |
Thực hiện Luật Thương mại 2005 (tại điều 25, khoản 1), Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2009/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại năm 2005 về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Theo đó, bổ sung thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Đồng thời, theo mục số 51, phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2014, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Từ quy định này, một số ý kiến cho rằng, thuốc lá nhập lậu không còn được coi là hàng cấm như quy định của Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 43 mà chỉ là hàng hóa thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện, nên không có cơ sở để điều tra, truy tố, xét xử về tội buôn bán hàng cấm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tiếp đó, theo khoản 22 điều 1 của Nghị định 124/2015/NĐ-CP nêu trên: Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng 500 bao trở lên, thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62, Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Liên quan đến việc xử lý hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép thuốc lá điếu nhập lậu, Bộ luật Hình sự 1999 quy định 3 tội danh: Tội buôn lậu (điều 153); tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (điều 154); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (điều 155). Cả 3 điều luật quy định dấu hiệu định lượng hàng cấm (trong đó có thuốc lá điếu nhập lậu): Số lượng lớn, số lượng rất lớn, số lượng đặc biệt lớn.
Để thống nhất áp dụng các tình tiết: Thuốc lá điếu nhập lậu với số lượng lớn, số lượng rất lớn và số lượng đặc biệt lớn làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, ngày 7/12/2012, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Việt Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu; xử lý tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Theo đó, số lượng thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến 4.500 bao được coi là số lượng lớn; từ 4.500 bao đến 13.500 bao được coi là số lượng rất lớn và 13.500 bao trở lên được coi là số lượng đặc biệt lớn. Từ năm 2012 đến khi Luật Đầu tư có hiệu lực (ngày 1/7/2015), cơ quan tư pháp áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 36 để điều tra, truy tố xét xử các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu. Như vậy, đến khi Luật Đầu tư có hiệu lực, hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép thuốc lá điếu nhập lậu, tùy vào số lượng hàng phạm pháp có thể bị phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bất cập khi thực hiện
Liệu thuốc lá điếu nhập lậu có phải là hàng cấm? Bộ Tư pháp cho rằng, cần phải xuất phát từ phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật Thương mại. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của 2 Luật này liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc lá là khác nhau. Luật Đầu tư quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Theo quy định của Luật thì đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Do đó, Luật Đầu tư không điều chỉnh về các hành vi liên quan đến kinh doanh thương mại thuốc lá điếu nhập lậu. Bên cạnh đó, Luật Thương mại điều chỉnh về hoạt động thương mại, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Mặt khác, theo Luật phòng chống tác hại thuốc lá (khoản 1, Điều 9), hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu là hành vi bị cấm. Như vậy, việc xử lý thuốc lá điếu nhập lậu cần căn cứ theo quy định của Luật Thương mại, các Nghị định quy định chi tiết Luật này và Luật Phòng chống tác hại thuốc lá để xử lý, do đó cần xác định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm. Đáng lưu ý, pháp luật thương mại chỉ quy định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm kinh doanh; thuốc lá điếu NK thì không phải là hàng hóa cấm kinh doanh.
Cũng theo Bộ Tư pháp, về việc xác định số lượng thuốc lá điếu nhập lậu để làm căn cứu truy cứu trách nhiệm hình sự, hiện nay có tồn tại 2 văn bản quy phạm pháp luật khác nhau dẫn đến không thống nhất trong áp dụng để xử lý. Nhằm khắc phục, Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định việc xử lý hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo giá trị hàng phạm pháp từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng đã bị xử lý vi phạm hành chính về một trong các hành vi theo quy định của Bộ luật Hình sự (mà không quy định theo số lượng như các văn bản hướng dẫn trước đây).
Tuy nhiên, việc quy định giá trị hàng phạm pháp từ 100 triệu đồng trở lên dẫn tới bất cập khi mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu cao gần gấp 4 lần (tương đương 50.000 bao thuốc lá) so với mức hướng dẫn hiện nay. Điều này tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng tình trạng buôn bán thuốc lá nhập lậu vào thị trường Việt Nam. Do đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 do Chính phủ trình Quốc hội (tháng 10/2016) đã đề xuất lấy lại phương án quy định cụ thể số lượng bao thuốc lá nhập lậu để làm căn cứu truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 1.500 bao thuốc lá trở lên).
相关推荐
- VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- Ngồi tại nhà, người dân Hà Nội và Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp
- Người môi giới khai về cuộc gặp giữa ông Trần Quí Thanh và bà Đặng Thị Kim Oanh
- Tài xế che sửa biển số để né camera phạt nguội trên cao tốc Nội Bài
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Tòa tuyên án bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù
- Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và những chiếc túi giấy đựng tiền tỷ mang đi hối lộ
- Ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4