【truc tiep bong da nu hom nay】Thu mua tạm trữ lúa gạo: Nông dân mỏi mòn chờ... thương lái
Thu mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân 2014 là một trong những chủ trương lớn vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là tín hiệu vui không riêng gì người dân Cà Mau trong việc nâng giá lúa mà còn đối với nông dân cả khu vực ĐBSCL. Thế nhưng, đã gần nửa tháng trôi qua kể từ khi quyết định có hiệu lực, người dân Cà Mau vẫn mỏi mòn chờ… giá.
Thu mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân 2014 là một trong những chủ trương lớn vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là tín hiệu vui không riêng gì người dân Cà Mau trong việc nâng giá lúa mà còn đối với nông dân cả khu vực ĐBSCL. Thế nhưng, đã gần nửa tháng trôi qua kể từ khi quyết định có hiệu lực, người dân Cà Mau vẫn mỏi mòn chờ… giá.
Vụ đông xuân năm 2014, toàn tỉnh xuống giống hơn 36.500 ha. Tính đến thời điểm này, 30.442 ha đã được thu hoạch. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Nguyễn Văn Tranh cho biết: “Năng suất lúa vụ này rất cao, trung bình 5,6 tấn/ha, có nơi lên đến 6 tấn/ha. Bà con ai nấy đều phấn khởi”.
Trúng mùa nhưng vẫn lo
Ðiều kiện thời tiết thuận lợi cùng với kỹ thuật canh tác của nông dân ngày càng được nâng cao, biết sử dụng các giống lúa chất lượng, áp dụng tốt các quy trình 3 giảm, 3 tăng, nhất là công tác dự báo và phòng ngừa sâu bệnh kịp thời đã đem đến vụ mùa bội thu hơn cả sự mong đợi. Nông dân vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, niềm vui không trọn vẹn vì giá lúa từ sau Tết liên tục giảm.
Nông dân ấp Vườn Tre, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời phơi lúa đầy sân... chờ thương lái. |
Ông Duy Quốc Tuấn, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, nhìn nhận: “Nông dân trong huyện đã bắt đầu thu hoạch rải rác từ trong Tết đến nay thu hoạch được 21.843 ha. Vụ lúa năm nay nông dân rất trúng mùa. Tuy nhiên, giá lúa tươi dao động từ 4.300-4.400 đồng/kg, so với vụ đông xuân năm 2013 giảm từ 700-800 đồng/kg. Số lượng thương lái thu mua cũng thấp hơn mọi năm”.
Giá lúa xuống thấp khiến nông dân không tránh khỏi buồn rầu, lo lắng. Ðể trợ giá kịp thời cho bà con trong vụ mùa, Chính phủ đã ban hành quyết định thu mua tạm trữ lúa gạo khu vực ÐBSCL, trong đó Cà Mau được phân bổ chỉ tiêu thu mua 2.400 tấn, với thời gian thu mua kéo dài từ ngày 1/3-15/4. Niềm vui lần nữa được nhen nhóm trong lòng những người nông dân tay lấm chân bùn. Vậy mà, đã 1/3 thời gian thu mua trôi qua, người dân Cà Mau vẫn phải chịu cảnh bán lúa với giá thấp.
Ông Cao Văn Giữ, Chủ tịch UBND xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, bức xúc: “Thông tin về giá lúa sẽ tăng được các phương tiện truyền thông đưa rộng rãi, người dân ai cũng nắm được chính sách này. Nhưng đến giờ này giá lúa vẫn chưa thấy nhích lên. Dân không đủ vốn để trữ lại chờ giá, đành bán tháo, bán đổ khi có thể”.
Mỏi mòn chờ… lái
Nghịch lý hơn, giá cả không những không tăng sau quyết định thu mua tạm trữ của Chính phủ có hiệu lực mà “bóng dáng” công ty đăng ký thu mua cũng không thấy. Thậm chí, thương lái cũng không đếm xỉa, ngó ngàng gì tới lúa của nông dân mặc dù lúa được đánh giá khá tốt và trúng mùa.
Dọc theo Kinh 4, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, lúa chất ngổn ngang, hầu như sân nhà nào cũng phơi đầy lúa. Khác với mọi năm, sau khi thu hoạch xong, thay vì bán lúa tươi tại ruộng hay chủ động chờ giá lúa thì năm nay bà con lại chỉ trông chờ thương lái xuất hiện để thu mua.
Ông Phạm Văn Diện, ấp Vườn Tre, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, bức xúc: “Thông thường, trước khi thu hoạch, nông dân đều được đặt cọc trước với thương lái. Những đợt rồi nghe nói giá lúa sẽ lên nên bà con cả khu vực này đều chờ giá, không nhận đặt cọc trước. Giờ thương lái không chịu mua, chỉ mua những người có đặt cọc trước, chúng tôi chờ mãi, đành đem phơi khô rồi… chờ tiếp”.
Anh Trần Thanh Tùng, cạnh nhà ông Diện, cũng bức xúc không kém: “Mỗi khi thấy ghe lái chạy ngang, cả xóm đuổi theo kêu gần chết mà họ nào đếm xỉa tới. Lúa trúng mùa mà bán kiểu này hết ham. Giờ chỉ mong có lái lại mua là bà con chúng tôi mừng rồi, giá cả có thấp chút, chúng tôi cũng chấp nhận, miễn có thể bán được lúa, trả nợ các chi phí phân, thuốc, gặt lúa”.
Anh Hoàng Em, thương lái đến từ Bạc Liêu, đang thu mua lúa, cho biết: “Năm nay giá lúa thấp mà không có ai mua, mọi năm thương lái tranh nhau mua, năm nay lái vùng trên xuống rất ít nên cũng không dám thu mua nhiều, chỉ ưu tiên cho những hộ có đặt cọc trước”.
Về phía công ty thu mua, Cà Mau chỉ có 1 đơn vị thu mua duy nhất theo chính sách của Chính phủ đó là Công ty Cổ phần Nông sản xuất nhập khẩu (XNK) Cà Mau. Nhưng đến giờ này, công ty vẫn chưa có động thái gì.
Ông Dương Việt Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản XNK Cà Mau, lý giải: “Công ty đăng ký thu mua theo chương trình với 8.000 tấn, trong đó Chi nhánh Cà Mau thu mua 2.400 tấn, đến giờ này vẫn chưa thể triển khai như kế hoạch được. Nguyên nhân do nguồn vốn của công ty có hạn. Công ty đang liên hệ một số ngân hàng tại Cà Mau để vay vốn, hiện chưa có ngân hàng nào giải ngân cho việc thu mua nên ảnh hưởng đến tiến độ thu mua. Dự kiến 1 tuần nữa sẽ tiến hành thu mua”.
Cà Mau đã bước vào thu hoạch rộ cách nay gần 1 tháng, diện tích còn lại không nhiều. Liệu bà con nông dân sẽ hưởng được lợi gì từ chương trình của Chính phủ?
Ông Tranh nhìn nhận: “Kế hoạch tạm trữ lúa gạo của Chính phủ, Cà Mau không được hưởng lợi lớn, bởi địa phương thu hoạch sớm hơn các tỉnh ÐBSCL. Thực tế, đây chỉ là giải pháp mang tính tình thế. Nếu muốn ổn định giá cả lúa gạo cho nông dân, cần phải thay đổi cả một hệ thống chính sách gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, mạnh dạn đầu tư tiến bộ khoa học - kỹ thuật với điều kiện phải có thị trường tiêu thụ chất lượng cao. Như vậy mới giải được bài toán đầu ra cho nông dân”./.
Bài và ảnh: Hồng Nhung
相关文章:
- Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- TX.Thuận An: Kiên quyết xử lý cơ sở phế liệu “chây ì”
- Phân khúc đất nông nghiệp vẫn im hơi lặng tiếng
- Xe tải ngang nhiên đậu đỗ dưới lòng đường: Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông
- Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- Sinh khí dần trở lại trên thị trường địa ốc
- Xử lý nhiều dự án để đất đai hoang hóa, lãng phí vẫn giậm chân tại chỗ
- Hà Nội và TP.HCM “chậm chân” trong cuộc đua nhà ở xã hội
- Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại, giảm thiểu rủi ro bằng định giá đất
相关推荐:
- Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- Doanh nghiệp địa ốc đón “sóng hồi” trong những tháng cuối năm
- Vụ hai gia đình tranh chấp lối đi chung: Chờ tòa giải quyết
- Doanh nghiệp môi giới địa ốc chạy đua bán hàng
- Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- Phân khúc bất động sản “ăn nên làm ra” bậc nhất trong năm 2024
- Nhà trong ngõ ngoại thành Hà Nội bỗng... được giá
- Giải mã số liệu hàng tồn kho bất động sản
- Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- Giao lộ Nguyễn Văn Thành (ĐT741)
- Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm