您现在的位置是:Thể thao >>正文

【bảng xếp hạng các đội bóng thế giới】Biển Đông: Mối quan tâm của ASEAN và thế giới

Thể thao45人已围观

简介Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. ...

bien dong moi quan tam cua asean va the gioi

Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định rằng việc Trung Quốc triển khai các hoạt động nói trên đã vi phạm luật pháp quốc tế,ểnĐôngMốiquantâmcủaASEANvàthếgiớbảng xếp hạng các đội bóng thế giới xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và những hành động đó là vô giá trị.

Philippines cũng phản đối việc Bắc Kinh loan báo lập đồn quân sự tại "thành phố Tam Sa", khẳng định Manila không công nhận thành phố này cũng như phạm vi tài phán của thành phố này, đồng thời cho rằng những hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là không thể chấp nhận.

Trong khi đó, Mỹ một lần nữa bày tỏ quan ngại trước tình hình tranh chấp leo thang ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland ngày 24-7 nhấn mạnh: “Chúng tôi đã nhận được nhiều báo cáo về các động thái gần đây ở Biển Đông. Chúng tôi rất quan ngại khi chứng kiến các động thái đơn phương như vậy". Bà Nuland nói: "Những hành động này dường như để gây ảnh hưởng một cách không thỏa đáng đối với vấn đề mà Mỹ đã nhiều lần khẳng định, rằng chỉ có thể giải quyết bằng đối thoại, thương lượng và hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông”.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain - một nhân vật có nhiều ảnh hưởng tại Thượng viện Mỹ - đã lên tiếng cảnh cáo các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo ông McCain, Bắc Kinh đã có động thái "khiêu khích không cần thiết" khi loan báo thành lập đồn quân sự ở Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.

Ông McCain cho rằng các hành động khác của Trung Quốc, như bầu hội đồng thành phố Tam Sa, chỉ càng khiến cho các nước khác quan ngại trước các tuyên bố chủ quyền - vốn không dựa trên luật quốc tế - của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông McCain nhấn mạnh các động thái của Trung Quốc là "hết sức đáng tiếc và không xứng với một cường quốc có trách nhiệm". Ông nói: "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông tìm kiếm một giải pháp hòa bình, đa phương dựa trên luật pháp quốc tế”.

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực, việc các Ngoại trưởng ASEAN vừa qua thống nhất được “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông” sau khi hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) không ra được tuyên bố chung, đã một lần nữa khẳng định sự đoàn kết trong ASEAN cũng như tạo cơ sở đảm bảo cho các bên liên quan tôn trọng, tuân thủ trong cách hành xử ở Biển Đông.

Nguyên tắc 6 điểm này đã khẳng định lại các nguyên tắc căn bản của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, qua đó một lần nữa thể hiện sự đoàn kết, nhất trí của ASEAN và việc Hiệp hội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm của mình trong các vấn đề "nóng" của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Rõ ràng, sự ra đời của “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông” chứng tỏ rằng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông là mối quan tâm chung của các nước ASEAN cũng như của các nước trong khu vực và trên thế giới, vấn đề Biển Đông không phải chỉ là vấn đề song phương giữa một vài nước ASEAN với Trung Quốc.

Ngày 25-7, phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Indonesia về kết quả hội nghị AMM-45 và các hội nghị cấp cao sau AMM-45 ở Campuchia vừa qua, Tổng Thư ký (TTK) ASEAN Surin Pitsuwan cho rằng tranh chấp ở Biển Đông là vấn đề hết sức phức tạp, việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi thời gian cũng như thiện chí của tất cả các bên liên quan và phải giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

TTK Pitsuwan khẳng định ASEAN vẫn là một khối thống nhất, song cần tăng cường hơn nữa tính gắn kết giữa các thành viên, cho rằng nguyên tắc đồng thuận của ASEAN đã khiến AMM-45 không ra được tuyên bố chung, và đây chính là vấn đề mà ASEAN cần tránh trong tương lai, đồng thời cũng là cơ hội để khối tìm kiếm và đưa ra được các cơ chế hiệu quả, thích hợp hơn cho từng trụ cột trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

Khánh Linh

Tags:

相关文章