【lich thi dâu bong da hom nay】Tăng trưởng kinh tế quý II: Nhiều tín hiệu khả quan
Cơ sở không điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế
TheăngtrưởngkinhtếquýIINhiềutínhiệukhảlich thi dâu bong da hom nayo nhận định của tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi, về tổng thể, những tháng đầu năm 2016 GDP không được khả quan như mong đợi, bởi trong quý I GDP chỉ tăng 5,46%. Điều đáng nói là khó khăn xảy ra đối với cả lĩnh vực công nghiệp lẫn nông nghiệp. Mặc dù Việt Nam xuất siêu, nhưng chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm, chứ không phải xuất khẩu tăng do năng lực cạnh tranh gia tăng.
Tuy nhiên, tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi cũng chỉ ra điểm tích cực, có tín hiệu cho thấy trong quý II/2016 tốc độ tăng trưởng sẽ khả quan hơn nhờ kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục ổn định, lạm phát và lãi suất duy trì ở mức thấp và vai trò dẫn dắt của khu vực đầu tư nước ngoài FDI trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, xây dựng, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu... Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2016 có thể là một thách thức lớn.
“Tất nhiên, chúng ta còn 7 tháng để phấn đấu đạt mục tiêu này. Nếu bối cảnh kinh tế thế giới không có biến động lớn bất lợi, đồng thời các nguồn lực được huy động và sử dụng hiệu quả, cùng với các giải pháp chủ động, quyết liệt, đồng bộ ở tất cả các cấp từ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng với mức mục tiêu đã đề ra. Đây cũng là cơ sở để Chính phủ quyết định không điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm đầu thực hiện nhiệm vụ mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 đề ra”.
|
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Để đảm bảo các mục tiêu kinh tế đã đặt ra, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, trong những tháng cuối năm và các năm tiếp, theo tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi, cần tập trung vào thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó cần thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phấn đấu kiểm soát lạm phát dưới 4% các năm đầu kỳ kế hoạch phát triển kinh tế và 3% vào năm 2020, điều hành lãi suất linh hoạt theo diễn biến lạm phát, điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.
Đặc biệt, cần quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển; kiểm soát chặt chẽ, cơ cấu lại, sử dụng hiệu quả nợ công và bảo đảm các giới hạn nợ công, nợ Chính phủ, nợ quốc gia. Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay, giảm dần vay bảo lãnh Chính phủ, vay để cho vay lại; kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của chính quyền địa phương và các quỹ đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách.
Ngoài ra, cần chuyển phương thức quản lý đầu tư công theo kế hoạch hằng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, nâng cao hiệu quả đầu tư. Bố trí nguồn lực tài chính nhà nước phù hợp để tham gia và thúc đẩy đầu tư của khu vực ngoài nhà nước. Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia. Điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư nhà nước gắn với phân cấp phù hợp giữa trung ương và địa phương, đồng thời tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi các khoản vốn ứng trước.
Ngoài ra, cần bảo đảm và nâng cao tính ổn định các cán cân lớn, tiến tới thặng dư cán cân thương mại, xây dựng lộ trình giảm dần tình trạng mất cân đối trong quan hệ thương mại với một số nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường.
Tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó chú trọng các trọng tâm lớn là tái cơ cấu đầu tư công nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư từ NSNN; tái cơ cấu DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý giảm nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống và áp dụng quản trị ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế; tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
Hồng sâm