会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bong da ket qua c1】Đại biểu Quốc hội: Lưu ý xuất khẩu tăng mạnh nhưng phụ thuộc FDI!

【bong da ket qua c1】Đại biểu Quốc hội: Lưu ý xuất khẩu tăng mạnh nhưng phụ thuộc FDI

时间:2025-01-10 16:25:01 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:905次
Kiện phòng vệ thương mại “leo thang” khi xuất khẩu tăng tốc
Doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 10 tỷ USD
Xuất khẩu đối mặt thách thức thiếu nguyên phụ liệu
Đại biểu Quốc hội: Lưu ý xuất khẩu tăng mạnh nhưng phụ thuộc FDI
Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, sáng ngày 1/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Đánh giá cao kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) nhấn mạnh, chủ trương, chính sách, giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ ban hành rất kịp thời, đủ mạnh, đúng hướng, có hiệu quả trên thực tế.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém như: còn chậm trễ trong xây dựng, phê duyệt các quy hoạch; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm so với yêu cầu; chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội đi vào thực tế sản xuất và đời sống còn bộc lộ khiếm khuyết; tính kịp thời, đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong giải quyết vấn đề, thực hiện thủ tục vẫn còn bất cập.

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương đề nghị đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy quản lý một cách thực chất, nhất là người đứng đầu; điều chỉnh bổ sung chính sách hợp lý, khuyến khích đổi mới kỹ thuật công nghệ, phát triển doanh nghiệp, cơ sở kinh tế dựa trên thành tựu mới của cách mạng công nghiệp 4.0.

Bên cạnh đó, có giải pháp thích hợp mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, thị trường vốn quốc tế và trong nước; tiếp tục có biện pháp pháp luật, tổ chức, hành chính, kinh tế đủ mạnh nhằm ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với tham nhũng, tiêu cực, làm lành mạnh hóa bộ máy quản lý nhà nước.

Trong bối cảnh Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rất khó đoán định như hiện nay, đại biểu Nguyễn Duy Minh (đoàn Đà Nẵng) lại đề nghị Chính phủ quan tâm hơn đến vấn đề xuất khẩu tăng mạnh nhưng tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vẫn lớn nhất trong cấu trúc thương mại của Việt Nam.

Vị ĐN này dẫn chứng, năm 2021, khu vực FDI đóng góp 74 % tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này phản ánh việc xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhưng cũng đang tạo ra nhiều bất trắc, tiềm ẩn cho nền kinh tế.

“Thị phần xuất khẩu và tỷ trọng của hầu hết các mặt hàng chủ lực đều được thực hiện bởi các doanh nghiệp FDI. Điều này phản ánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI”, đại biểu Nguyễn Duy Minh nói.

Đại biểu đoàn Đà Nẵng đề nghị Chính phủ cần khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng kinh doanh, đặc biệt là vào các lĩnh vực chế tạo và công nghệ cao để củng cố nền tảng công nghiệp trong nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp FDI sử dụng nguồn lao động là người Việt Nam chất lượng cao.

Đại biểu Quốc hội: Lưu ý xuất khẩu tăng mạnh nhưng phụ thuộc FDI
Toàn cảnh phiên thảo thuận tại hội trường Quốc hội sáng ngày 1/6. Ảnh: quochoi.vn

Phát biểu thảo luận, đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) đề nghị làm rõ một số vấn đề góp phần tiếp tục tháo gỡ khó khăn để nền kinh tế phát triển bền vững hơn, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện tốt hơn.

Cụ thể như, về việc giải ngân vốn đầu tư công chậm và không đạt kế hoạch, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nêu rất rõ, số vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa giải ngân của Trung ương là 71.600 tỷ đồng, trong đó có 16.000 tỷ đồng của các chương trình mục tiêu quốc gia chưa được phân bổ, giải ngân trong năm 2021.

Tình trạng giải ngân vốn vay ODA mới chỉ đạt kế hoạch 32,85 %, nhiều bộ, ngành đạt dưới 20%. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm, chậm được khắc phục và việc giải ngân chậm nguồn vốn ngoài nước vẫn phát sinh phí quản lý.

“Điều này làm phát sinh khoản chi ngân sách nhà nước không cần thiết, gây lãng phí, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, tiền đầu tư chủ yếu là tiền đi vay phải chịu lãi suất phí quản lý, do đó, vấn đề giải ngân chậm tiến độ, chậm sẽ dẫn tới tăng tổng mức đầu tư, giảm hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn”, đại biểu Tạ Thị Yên nói.

Việc tăng cường kiểm soát chỉ ra được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm về việc triển khai chậm trễ này là việc làm cần thiết để các quyết sách của nhà nước thực thi nghiêm túc, có hiệu lực, hiệu quả rõ rệt, đáp ứng được sự mong đợi của người dân.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
  • Đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
  • Xét xử nguyên Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình và các đồng phạm
  • Yên Bái: 6 tháng thu ngân sách đạt gần 57% dự toán
  • Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
  • Cổ phần hóa, thoái vốn khó hoàn thành kế hoạch năm 2018
  • Công đoàn Bộ Tài chính sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018
  • Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổ chức “Gặp mặt ngày truyền thống” với cán bộ hưu trí
推荐内容
  • Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
  • Thêm một địa điểm đào tạo nhân lực tài chính
  • Vĩnh Long: Tiết kiệm ngân sách nhờ xã hội hóa dịch vụ công
  • Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016
  • Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
  • Đã giải quyết việc làm cho 782.000 lao động