Tăng cường kiểm tra,òngchốngthamnhũngtiêucựctronglĩnhvựctưpháđội hình đội tuyển bóng đá quốc gia argentina gặp đội tuyển bóng đá quốc gia úc giám sát
Theo báo cáo của Đoàn giám sát, thời gian qua, các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực được lãnh đạo cơ quan tư pháp thực hiện hiệu quả. Các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh về công tác PCTN, tiêu cực được triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức (CBCC) với nhiều hình thức phong phú, phù hợp. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của CBCC đối với công tác đấu tranh PCTN, tiêu cực, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, đơn vị.
Đoàn Giám sát HĐND tỉnh khảo sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực tư pháp tại huyện Đức Hòa
Qua giám sát cho thấy, các cơ quan tư pháp chú trọng công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị và phát hiện, đấu tranh, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới những chính sách pháp luật phù hợp với thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực.
Các cơ quan được khảo sát, giám sát thực hiện nghiêm việc niêm yết công khai tại trụ sở các mẫu đơn, trình tự thủ tục tố tụng, bảng thông tin trợ giúp pháp lý, lịch tiếp công dân của lãnh đạo; chuẩn hóa thủ tục lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, xử lý đơn, thư; công khai các thủ tục hành chính liên quan đến thi hành án dân sự.
Các cơ quan thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời, đúng quy định đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
Hàng năm, các cơ quan đều tổ chức hội nghị CBCC, qua đó công khai về công tác tổ chức cán bộ, quy chế chi tiêu nội bộ và đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, quy chế quản lý tài sản công, kinh phí quản lý hành chính. Định kỳ 6 tháng một lần, các cơ quan tổ chức họp toàn thể CBCC, viên chức, người lao động để công khai tài chính; thực hiện nghiêm việc kiểm tra xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước tại cơ quan, đơn vị. Từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản công, tạo chuyển biến tích cực trong công tác PCTN, tiêu cực.
Các cơ quan quan tâm xây dựng đội ngũ CBCC liêm chính, chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh; chủ động rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn. Qua đó, góp phần nâng cao văn hóa công sở, phong cách ứng xử, lề lối làm việc của người cán bộ, đảng viên.
Điển hình, Tòa án nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 812, ngày 09/11/2020 về tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, chấn chỉnh lề lối làm việc và ý thức thực thi công vụ của CBCC. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh đều ban hành quy tắc ứng xử của CBCC và người lao động.
Hàng năm, các cơ quan tư pháp đều xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác bảo đảm khách quan, đúng đối tượng, lộ trình và thời gian thích hợp, không làm xáo trộn công tác. CBCC được luân chuyển vững vàng tư tưởng, thích ứng tốt với công việc. Trong 6 năm qua, cơ quan thi hành án 2 cấp chuyển đổi 151 trường hợp; Viện Kiểm sát nhân dân 2 cấp chuyển đổi 10 trường hợp; Tòa án nhân dân 2 cấp điều động, chuyển đổi 118 trường hợp; Công an 3 cấp luân chuyển, chuyển đổi 686 trường hợp.
Các cơ quan tư pháp quan tâm triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước phát huy hiệu quả, góp phần giải quyết công việc nhanh, chính xác. Tòa án nhân dân tỉnh thực hiện mô hình Tổ hành chính tư pháp theo một cửa; Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh áp dụng "cơ chế một cửa", "một cửa liên thông"; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện số hóa hồ sơ vụ án; Thanh tra tỉnh triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả về cải cách hành chính.
Cùng với đó, việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định được các cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của CBCC và gửi về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định.
Kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm
Giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 6/2022, các cơ quan tư pháp thanh, kiểm tra 333 cuộc (Công an tỉnh tiến hành 13 cuộc, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh 192 cuộc, Thanh tra tỉnh 12 cuộc, Cục Thi hành án dân sự tỉnh 27 cuộc, Tòa án nhân dân tỉnh 90 cuộc). Qua đó, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước; xử lý nghiêm minh, kịp thời, đồng bộ giữa kỷ luật Đảng với kỷ luật Nhà nước đối với cán bộ, đảng viên, công chức vi phạm.
Lãnh đạo các cơ quan tư pháp tổ chức triển khai, quán triệt nghiêm túc Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Công tác tiếp nhận tin tố giác điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm việc xử lý tội phạm tham nhũng nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Báo cáo kết quả giám sát cũng chỉ rõ, nội bộ ngành, cơ quan, đơn vị tăng cường công tác phòng, chống và xử lý khi phát hiện tham nhũng, tiêu cực. Từ năm 2016 đến hết tháng 6/2022, qua công tác tự kiểm tra, Công an tỉnh phát hiện, xử lý 1 cán bộ Công an huyện Tân Thạnh có hành vi giả mạo chữ ký của Trưởng Công an huyện đã thi hành kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân. Vụ việc được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có 1 trường hợp công chức kiểm sát tiếp công dân không đúng quy định. Qua giải quyết đơn tố cáo của công dân, Công an tỉnh phát hiện, xử lý 1 cán bộ Công an huyện Thủ Thừa có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực với hình thức giáng cấp bậc hàm từ Thiếu úy xuống Thượng sĩ.
Qua thanh, kiểm tra, xử lý tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, phát hiện 30 vụ (Thanh tra phát hiện 10 vụ, công an phát hiện 20 vụ). Theo đó, cơ quan điều tra thụ lý điều tra 30 vụ/37 bị can, trong đó, kết thúc điều tra, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân truy tố 26 vụ/33 bị can, đã xét xử 22 vụ/29 bị cáo, đình chỉ điều tra 1 vụ/1 bị can, đang tiếp tục điều tra 3 vụ/3 bị can.
Theo đánh giá của Đoàn giám sát, trong quá trình xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực, các cơ quan tư pháp tập trung phối hợp tốt các ngành thực hiện nhiều giải pháp để thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt. Tổng giá trị tài sản được thu hồi trong các vụ án tham nhũng trên 17,8 tỉ đồng/hơn 19,6 tỉ đồng.
Song song đó, công tác tổ chức thi hành án thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế cũng được quan tâm thực hiện. Về án kinh tế, tổng số tiền phải thi hành trên 6,62 tỉ đồng; trong đó đã ủy thác 468,8 triệu đồng, thi hành xong trên 4,12 tỉ đồng, đang thi hành gần 695 triệu đồng, chưa có điều kiện thi hành trên 1,5 tỉ đồng.
Về án tham nhũng, tổng số tiền phải thi hành trên 4,58 tỉ đồng, trong đó, thi hành xong trên 1 tỉ đồng, chưa có điều kiện thi hành trên 3,53 tỉ đồng.
Ngoài ra, các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh còn tổ chức thi hành án thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo./.
Theo đánh giá của Đoàn giám sát, trong quá trình xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực, các cơ quan tư pháp tập trung phối hợp tốt các ngành thực hiện nhiều giải pháp để thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt. Tổng giá trị tài sản được thu hồi trong các vụ án tham nhũng trên 17,8 tỉ đồng/ hơn 19,6 tỉ đồng. |
Vũ Quang