【epl bxh】Ngân hàng Thế giới: Việt Nam quản lý nợ công rất tốt

[Cúp C2] 时间:2025-01-26 21:40:36 来源:88Point 作者:Cúp C2 点击:43次

no

Những công trình sử dụng vốn vay đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Quản lý nợ cẩn trọng

Thể hiện quan điểm về vấn đề quản lý nợ công,ânhàngThếgiớiViệtNamquảnlýnợcôngrấttốepl bxh ông Ousmane Dione khẳng định, Việt Nam làm rất tốt công tác này. Đây không phải là sự đương nhiên mà là kết quả của cả một quá trình quản lý cẩn trọng, có trình tự và cải cách trong quản lý nợ công. “Khi tôi bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam, tỷ lệ nợ công/GDP là 67% thì hiện nay, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 54%/GDP. Điều đó cho thấy Việt Nam đã kiềm chế và kiểm soát nợ công rất tốt khi tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn được đảm bảo (luôn ở mức trên 6,5% trong 4 năm qua)” - ông Ousmane Dione nhận định.

Theo ông Ousmane, Việt Nam quản lý tốt nợ công, tuy nhiên nếu nói sự quản lý này đã hoàn hảo chưa thì câu trả lời là chưa, vẫn còn dư địa để tiếp tục cải cách, làm tốt hơn nữa. Điều quan trọng là làm sao để Việt Nam có thể duy trì được đà tăng trưởng của mình và rút ra được bài học kinh nghiệm từ quá trình đó để thực sự đầu tư thông minh. Đó là sự đầu tư mang tính chất đổi mới, đầu tư có chất lượng cao hơn. “Cho dù Việt Nam có đi vay vốn ở đâu thì khi đầu tư phải làm sao đảm bảo cứ 1 đồng vốn bỏ ra phải thu lại được 5 đồng” - ông Ousmane nêu ý kiến.

Ông Ousmane cũng cho biết, Việt Nam đã tốt nghiệp chương trình vốn vay IDA vào tháng 7/2017 và chuyển sang nguồn vốn vay IBRD. Theo thông lệ, vào 1/7/2020, Việt Nam sẽ bắt đầu quá trình trả nợ nhanh gắn liền với quá trình tốt nghiệp IDA. Tuy nhiên, do Covid-19 nên WB đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các bộ ngành, trong đó có Bộ Tài chính thực hiện thủ tục gia hạn thời hạn trả nợ nhanh của Việt Nam thêm 1 năm, tức là đến 1/7/2021, Việt Nam mới phải bắt đầu thực hiện quá trình này. Theo ông Ousmane, ước tính, việc gia hạn như vậy giúp cho Việt Nam tiết kiệm được 389 triệu USD, giúp hỗ trợ tăng trưởng cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19. Ông cũng cho biết, các thành viên thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam như WB, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam.

Việt Nam chưa bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình

Ông Ousmane cho biết, điều mà ông tâm đắc nhất trong nhiệm kỳ tại Việt Nam là thành tựu tuyệt với về kinh tế trong 4 năm qua. Việt Nam cũng đã có sự chuyển đổi rất lớn và WB tại Việt Nam thấy hài lòng với những gì Việt Nam đã đạt được thông qua những chương trình hỗ trợ từ các dự án vốn vay, hỗ trợ kỹ thuật từ WB. Ông cho biết, mình có nhiệm kỳ cực kỳ thách thức khi Việt Nam trong quá trình chuyển đổi vốn vay - tốt nghiệp từ vốn vay IDA (vốn từ Hiệp hội Phát triển quốc tế) chuyển sang IBRD (vốn vay từ Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế) - tức là từ vốn vay ưu đãi sang không ưu đãi.

Khi Việt Nam tốt nghiệp vốn vay ưu đãi thì nợ cũng tăng lên và Việt Nam đã đặt ra một trần nợ công. Khi trần nợ công được ban hành, đó là thách thức cho việc làm thế nào có thể cấp vốn cho các dự án phát triển trong bối cảnh có trần nợ công. Đồng thời, lúc đó thị trường trái phiếu trong nước quá thấp, gần như “bất động” trên thế giới do vốn trong nước rất rẻ. Dưới sự hỗ trợ của WB, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đã ban hành khuôn khổ ODA, phối hợp với nhau để giải quyết thách thức khi Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn ưu đãi trên.

Trong 3 năm qua, Việt Nam đã đạt được tiến bộ rất nhiều trong việc cải thiện chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh, chỉ số phát triển con người… Theo ông Ousmane, trong năm nay, nếu không có Covid-19 thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chắc chắn vẫn ở mức trên 6% như dự báo trước đó của WB. Việt Nam sẽ là một trong số rất ít nền kinh tế có được tốc độ tăng trưởng dương dù thấp hơn dự báo nhưng cũng rất tích cực trong khi thế giới tăng trưởng âm.

“Tôi rất vui khi hết nhiệm kỳ của mình, Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn vay ưu đãi IDA mà không có những rủi ro và vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao. Trước kia, khi tôi mới bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam, mọi người đều nói nhiều về bẫy thu nhập trung bình, nhưng đến bây giờ thì hầu như mọi người không nói về việc đó nữa. Điều này có nghĩa là Việt Nam chưa bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình” – ông Ousmane nhận định.

Cũng theo ông Ousmane, nếu Việt Nam có những cải cách và trình tự thực hiện các cuộc cải cách như các khuyến nghị trong báo cáo “Việt Nam năng động” mới đây của WB thì hoàn toàn có thể tránh được bẫy thu nhập trung bình. Trong đó, một số nội dung Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện trong 5 đến 10 năm tới, nếu thực sự quyết tâm. “Tôi thấy lộ trình phát triển của Việt Nam là rất mạnh dựa trên những gì mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua. “Đổi mới” đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu như ngày hôm nay. Thách thức là làm sao Việt Nam có thể vượt qua được ngưỡng tới quá trình đổi mới tiếp theo” - ông Ousmane khẳng định.

Theo thông lệ, vào 1/7/2020, Việt Nam sẽ bắt đầu quá trình trả nợ nhanh gắn liền với quá trình tốt nghiệp IDA. Tuy nhiên, do Covid-19 nên WB đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các bộ ngành, trong đó có Bộ Tài chính thực hiện thủ tục gia hạn thời hạn trả nợ nhanh của Việt Nam thêm 1 năm, tức là đến 1/7/2021, Việt Nam mới phải bắt đầu thực hiện quá trình này. Theo ông Ousmane, ước tính, việc gia hạn như vậy giúp cho Việt Nam tiết kiệm được 389 triệu USD.

Mai Lâm

(责任编辑:La liga)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接