Thông điệp “nhất nhất”Kỳ họp bất thường,ậmmộtlầnngànlầncólỗpachuca – juarez Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình phục hồi kinh tế vào đúng ngày 11/1. Việc thông qua một nghị quyết như vậy là chưa từng có tiền lệ, hoàn cảnh đại dịch Covid-19 là bất thường nên phải có giải pháp khác thường. 19 ngày sau, ngày 30/1 cũng là ngày làm việc cuối cùng trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (28 tết), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội triển khai theo Nghị quyết của Quốc hội, cũng chọn số cho nghị quyết là Nghị quyết 11. Con số 11 đã trở thành thông điệp “nhất, nhất”, trên dưới một lòng, quyết tâm khôi phục kinh tế. Bởi nếu thiếu “nhất nhất”, sẽ không thể nào thực hiện thành công được gói hỗ trợ lớn nhất trong lịch sử phát triển nền kinh tế kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới.
Với khoảng 350 nghìn tỷ đồng cần phải tiêu gấp, tiêu hiệu quả chỉ trong hai năm 2022, 2023 hiện đang là thách thức to lớn cho Chính phủ. Theo các tính toán, nếu việc giải ngân gói này trong hai năm chỉ khoảng 70% thì GDP không thể “bật dậy”, mức khả quan có thể đạt được là tăng trưởng từ 5 - 5,5% năm 2022 và 6% năm 2023. Trong trường hợp năm 2022 giải ngân được 40% và năm 2023 giải ngân được 50%, thì Việt Nam sẽ đạt được GDP 6 - 6,5% năm 2022 và năm sau khoảng 7%. Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên với chủ đề "Phục hồi kinh tế và phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh bình thường mới", ngày 21/2, đã chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế về nhiều kinh nghiệm quý báu giúp Việt Nam vượt qua được hoàn cảnh khắc nghiệt của năm 2021 và tiếp tục vững bước tiến về phía trước, trong đó kinh nghiệm hàng đầu là tình hình càng khó khăn, phức tạp, càng phải giữ vững bản lĩnh, đoàn kết, thống nhất, bình tĩnh, kiên trì, sáng suốt lựa chọn con đường, giải pháp phù hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả.
Trong công điện của Thủ tướng gửi các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, ngày 12/2, “nhất, nhất” được nhắc đến đầu tiên trong yêu cầu của Thủ tướng đối với các “tư lệnh” ngành và địa phương. Đó là triển khai nhất quán, đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022 - 2023) theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; bảo đảm sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng tốt với các diễn biến tình hình dịch bệnh. Làm đâu, dứt đóGiới chuyên gia cũng nêu nhiều ý kiến liên quan đến “nhất, nhất”. Theo PSG.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để giải ngân gói 350.000 tỷ đồng một cách hiệu quả nhất thì tính đồng bộ là quan trọng nhất. Cụ thể là nhận thức phải thống nhất về dịch bệnh, phương pháp ứng phó với dịch bệnh, cách triển khai, hành động cũng phải thống nhất. Tóm lại, từ nhận thức tới thực tiễn hành động phải thống nhất. Vị chuyên gia này cho rằng hành trình xuyên Tết, xuyên Việt thị sát các dự án cao tốc của Thủ tướng để tạo ra động lực mạnh, sức đẩy mạnh cho đầu năm, nêu ra thông điệp cho từng đơn vị, từng người đứng đầu ở từng dự án…
“Sự ráo riết của Chính phủ trong cách tổ chức thực thi là vô cùng quan trọng” - ông Thiên nói: “ráo riết để đảm bảo sự đồng lòng cùng thực hiện hiệu quả cao nhất gói hỗ trợ này, chứ còn duy trì lợi ích ngành, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ ở các địa phương thì sẽ rất khó về đích như mong muốn”. Còn TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia thấy Quốc hội đã quyết nghị khẩn cấp, Chính phủ thực hiện khẩn cấp, nhưng còn địa phương bắt tay vào thực hiện thế nào, liệu có được tinh thần khẩn cấp như Trung ương? Điều này rất quan trọng trong việc giải ngân 350 nghìn tỷ đồng. Sự “nhất, nhất” theo quan điểm của các kế hoạch của Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu là “Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội cần được thực hiện gắn kết chặt chẽ với chương trình tổng thể phòng, chống dịch Covid-19. Phòng, chống dịch và phát triển kinh tế phải được thực hiện hài hòa, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, không nên loại trừ nhau”. Ông Hiếu cũng khuyến cáo việc thực hiện chậm ngày nào, là doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế khó khăn thêm ngày đó và có thể giảm hiệu quả của chương trình. Hiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ yêu cầu trong quý I/2022, các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện, hoàn thành dứt điểm một số nhiệm vụ sau để triển khai và phát huy ngay hiệu quả của chương trình. Thủ tướng cũng yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, trong đó căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế để xác định thứ tự ưu tiên gắn với thời hạn hoàn thành, có phân công, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và phân nhiệm rõ ràng đối với cá nhân từng lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện đối với từng nhiệm vụ, giải pháp trên nguyên tắc "làm việc nào dứt điểm việc đó".
|