Giúp doanh nghiệp lương thực thực phẩm tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu Ngành hàng lương thực,ệplươngthựcthựcphẩmphảichấpnhậnlợinhuậnthấpthậmchíchỉhòavốbảng xếp hạng j-league 2 thực phẩm có nhiều lợi thế gia tăng xuất khẩu |
Sự kiện HCMC Foodex tổ chức các năm trước đã thu hút đông đảo nhà mua hàng quốc tế tới tham quan, tìm hiểu sản phẩm. Ảnh: N.H |
Phát biểu tại họp báo, ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) đánh giá, ngành lương thực thực phẩm là một trong những ngành kinh tế chủ lực, không chỉ đảm bảo an ninh thực phẩm, nâng cao giá trị của nông phẩm, mà còn tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng và có ý nghĩa lớn trong thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 3/2024 đạt 4,85 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2024, các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái nên kim ngạch xuất khẩu tăng gần 22%, đạt 13,53 tỷ USD. Tăng trưởng được ghi nhận tại hầu khắp các thị trường.
Ông Trần Phú Lữ đánh giá, những kết quả tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành lương thực thực phẩm trong những tháng đầu năm 2024 đã cho thấy cơ hội lớn để bứt phá trong năm 2024.
Trước hết, Việt Nam có thể tận dụng tiềm năng xuất khẩu của mình vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản nhờ vào sự đa dạng và chất lượng cao của các mặt hàng như cà phê, lúa gạo, hạt điều... Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng hỗ trợ việc giảm thuế và tăng cường xuất khẩu. Công nghệ số phát triển giúp mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa chuỗi giá trị nông sản thông qua các nền tảng trực tuyến và kết nối quốc tế.
Ngoài ra, việc phát triển chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu, trong đó có doanh nghiệp, nhà thu mua hàng nông sản, nhà sản xuất, chế biến và phân phối, các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics, sẽ giúp đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và an toàn, với mức giá cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
Tuy nhiều cơ hội, song Việt Nam cũng phải đối diện với những thách thức trong thời gian sắp tới. Các FTA tạo ra sức hút đối với dòng vốn FDI, nhưng đi kèm với đó là áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó là những tiêu chuẩn chất lượng cao, yêu cầu về môi trường, cũng như áp lực từ chủ nghĩa bảo hộ thương mại và nhu cầu đầu tư vào công nghệ để tăng cường cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Chia sẻ về những khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp lương thực thực phẩm, bà Lý Kim Chi cho biết, hiện một số thị trường xuất khẩu lớn của ngành lương thực thực phẩm, điển hình như EU đã đưa ra những cảnh báo về việc sản phẩm cần đáp ứng các tiêu chí xanh nếu muốn xuất khẩu vào thị trường này. Bên cạnh đó, những khó khăn trong vấn đề logistics cũng khiến chi phí vận chuyển của doanh nghiệp bị tăng lên nhiều, cùng với đó là giá của các loại nguyên liệu nhập khẩu cũng liên tục tăng lên trong khi doanh nghiệp không thể tăng đầu ra.
“Các doanh nghiệp phải chấp nhận sản xuất với mức lợi nhuận không cao, thậm chí chỉ hòa vốn” – bà Lý Kim Chi chia sẻ.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm tập dụng cơ hội để mở rộng thị thường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu tiềm năng mới, ITPC đã tham mưu và được UBND TPHCM thống nhất giao ITPC phối hợp Hội Lương thực thực phẩm Thành phố (FFA) và các đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TPHCM 2024 (HCMC FOODEX 2024).
Ông Trần Phú Lữ cho biết, vào năm 2023, Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TPHCM cũng đã được tổ chức và đạt được thành công tốt đẹp với việc đón tiếp hơn 16.500 lượt khách đến tham quan, tìm hiểu sản phẩm và thông tin về doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm tham gia triển lãm. Trong đó gồm 8.000 lượt khách thương mại và 8.500 lượt khách công chúng với hơn 500 lượt kết nối B2B tại khu vực kết nối giao thương và hàng nghìn lượt kết nối trực tiếp tại khu vực gian hàng triển lãm của doanh nghiệp, trong đó có nhiều đối tác, người mua quốc tế tham gia kết nối giao thương đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Từ kết quả đó, HCMC FOODEX 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến 18/5/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC. Sự kiện dự kiến thu hút sự tham gia của hơn 400 doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế, với khoảng 500 gian hàng được trưng bày. Tại đây, các doanh nghiệp tham dự sẽ trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thuộc: nhóm lương thực thực phẩm dạng thô, chế biến chuyên sâu; nhóm đồ uống; nhóm nguyên phụ liệu dùng trong chế biến; nhóm máy móc thiết bị sản xuất, đóng gói bảo quản và các nhóm ngành liên quan.
Ông Phạm Phú Lữ kỳ vọng, triển lãm không chỉ quảng bá, giới thiệu các sản phẩm có chất lượng, uy tín thương hiệu và tiềm năng xuất khẩu trong ngành lương thực thực phẩm mà còn là cầu nối giúp khởi tạo và duy trì mối quan hệ hợp tác kinh doanh bền vững, kết nối giao thương hiệu quả giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.