游客发表

【soi kèo gamba osaka】Vận dụng tối đa các chính sách hỗ trợ đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế

发帖时间:2025-01-25 15:56:20

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong một ca phẫu thuật

Nghiên cứu chế độ đãi ngộ đặc biệt

Tại hội nghị,ậndụngtốiđacácchínhsáchhỗtrợđộingũybácsĩnhânviênytếsoi kèo gamba osaka Bí thư Tỉnh ủy mở đầu: “Y tế công hay y tế tư suy cho cùng đều chung một mục đích cao cả là chăm sóc tốt nhất sức khỏe nhân dân. Nhưng thời gian qua, chúng tôi luôn day dứt, áy náy khi chưa thấu hiểu hết được những trăn trở, băn khoăn của đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế”. Bí thư Tỉnh ủy đặt vấn đề “bác sĩ cứu sống người bệnh nhưng khi bị bệnh thì ai lo” và câu chuyện y, bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc, bỏ bệnh viện công, đầu quân cho bệnh viện tư xuất phát từ nguyên nhân nào? Ngành y tế cần thẳng thắn nhìn nhận một cách thấu đáo, toàn diện các nguyên nhân.

Ngày 2-3, Sở Y tế ban hành Công văn số 560/SYT-VP về việc không tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng, đào tạo đối với các bác sĩ vi phạm cam kết với tỉnh Bình Dương. 6 bác sĩ đề cập trong công văn được diện cử đi đào tạo, được hỗ trợ học phí và các khoản phí sinh hoạt hàng tháng và cam kết trở về địa phương phục vụ. Chưa hết thời gian như trong cam kết, các bác sĩ này tự ý nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng mặc dù lãnh đạo Sở Y tế, công đoàn ngành y tế đã thuyết phục, động viên nhiều lần.

“Tôi không tin lương thấp hay một sự không hài lòng với giám đốc, cấp trên khiến người ta nản lòng, nghỉ việc. Đây phải chăng là tổng hòa của các nguyên nhân đã tích tụ, dồn nén mà không thể vượt qua được? Đó là lương thấp, y, bác sĩ không hài lòng với môi trường làm việc, không có cơ hội học hỏi nâng cao tay nghề, cường độ làm việc quá cao và không hài lòng với giám đốc, cấp trên trực tiếp quản lý?”, Bí thư Tỉnh ủy nêu vấn đề và yêu cầu từng ngành, từng cấp, từng cá nhân theo trách nhiệm của mình phải tiếp tục chăm lo cho đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế. Trước mắt, Đảng ủy và Ban Giám đốc Sở Y tế cần làm tốt công tác chính trị tư tưởng đối với đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của ngành; cụ thể hóa các vấn đề về nhân lực, chế độ chính sách, cơ sở vật chất… đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Sở Y tế tiếp tục nghiên cứu vận dụng tối đa các chính sách hỗ trợ cho đội ngũ y, bác sĩ để tham mưu UBND tỉnh cơ chế, chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với lĩnh vực y tế.

Hiện nay, ngoài lương cơ bản của Nhà nước, Chính phủ quy định chung cho cả nước thì Bình Dương có cơ chế, chính sách ưu tiên riêng cho đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế. Tiêu biểu đó là Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh; Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về chính sách, chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế tỉnh Bình Dương.

Theo Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND, bác sĩ về tỉnh được hỗ trợ một lần từ hơn 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng ngay khi được tuyển dụng viên chức. Cụ thể, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú là 600 triệu đồng; thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I là 500 triệu đồng; bác sĩ đa khoa, bác sĩ răng hàm mặt tốt nghiệp loại giỏi trở lên là 450 triệu đồng, tốt nghiệp loại khá là 420 triệu đồng và tốt nghiệp loại trung bình khá, trung bình là 400 triệu đồng. Ngoài ra, những người thuộc diện này còn được hưởng thêm tiền hỗ trợ thuê nhà ở, hỗ trợ hàng tháng từ2 - 3,5 lần mức lương cơ sởvàcác hỗtrợkhác.

Trong khi chờ đợi chính sách của Trung ương về cải cách tiền lương để cải thiện thu nhập cho nhân viên y tế, giữ chân nhân viên y tế, Sở Nội vụ đang lấy ý kiến trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các chính sách thu hút, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế tại Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND và Quyết định số 33/2012/QĐ- UBND. Ngoài hỗ trợ bác sĩ, Bình Dương đang xem xét mở rộng đối tượng của Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND, đãi ngộ cho những lực lượng khác. Bên cạnh đó, khi Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường đưa vào hoạt động với cơ sở trang thiết bị hiện đại và làm được nhiều kỹ thuật chuyên sâu sẽ là động lực cho y, bác sĩ về đây phát triển tay nghề.

Công văn với mục đích khuyến nghị

Năm 2023, ngành y tế tỉnh tuyển được hơn 500 viên chức y tế, trong đó có 203 bác sĩ và bác sĩ sau đại học. Riêng bác sĩ đào tạo theo địa chỉ từ nguồn ngân sách có 30 bác sĩ, 118 bác sĩ dự kiến sẽ hưởng chế độ thu hút theo Nghị quyết số 05/NQ-HĐND. Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế, để đào tạo một nhân viên y tế lành nghề phải từ 10 năm trở lên. Đây là nguồn lực rất quan trọng để ổn định hoạt động và xây dựng thương hiệu của đơn vị y tế. Tuy nhiên, ngành y tế tỉnh vừa đào tạo được thì y, bác sĩ đã bỏ ra đi, đơn phương chấm dứt hợp đồng, mặc dù các y, bác sĩ được đào tạo theo địa chỉ sử dụng của tỉnh và chưa hết thời gian làm việc theo cam kết đào tạo.

Cũng theo bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Văn bản số 560/ SYT-VP của Sở Y tế vừa phát hành nhằm khuyến nghị đến các đơn vị y tế trên toàn quốc lưu ý khi tiếp nhận hợp đồng, tuyển dụng 6 bác sĩ vi phạm cam kết đào tạo viên chức với tỉnh. Các bác sĩ này không được tự ý bỏ việc để đến các cơ sở y tế khác làm việc khi chưa thực hiện nghĩa vụ đền bù tất cả các khoản hỗ trợ lại cho người dân Bình Dương đã hỗ trợ mình trong suốt 6 năm học bác sĩ. Ngành y tế mong muốn rằng tất cả các nhân viên y tế được hưởng chế độ đào tạo và thu hút từ nguồn ngân sách phải có trách nhiệm với người dân, với người bệnh và với địa phương. Quan điểm của ngành là luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển và giữ chân nhân viên y tế bằng nhiều chính sách từ môi trường làm việc, cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế và đặc biệt là chính sách đào tạo mà ngành đã nỗ lực rất nhiều trong 2 năm qua.

Bác sĩ Huỳnh Minh Chín cũng cho biết thêm: “Trong 6 bác sĩ vi phạm cam kết đào tạo viên chức với tỉnh, sáng 3-3, Ban Giám đốc Sở Y tế đã chỉ đạo phòng chức năng liên hệ, mời các bác sĩ quay về đơn vị cũ để giải quyết các cam kết hợp đồng; hướng dẫn, định hướng về các vấn đề có liên quan để dễ dàng lựa chọn đơn vị mới sau khi hoàn thành nghĩa vụ đền bù tất cả các khoản cho người dân Bình Dương đã hỗ trợ mình trong suốt 6 năm học bác sĩ”. 

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Hiện Bình Dương không thiếu nhân viên y tế. Cái thiếu ở đây là thiếu chất lượng, trình độ tay nghề đội ngũ y, bác sĩ. Nếu làm bảng thống kê, so sánh, số lượng nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ở thời điểm hiện nay nhiều hơn thời điểm chống dịch. Bình Dương đang thiếu và thiếu trầm trọng bác sĩ giỏi, điều dưỡng hộ sinh có kinh nghiệm, tay nghề chuyên sâu. Giải pháp của chúng tôi đã và đang thực hiện là thay đổi hoạt động đào tạo theo hướng chuyên nghiệp, liên tục từ trình độ sơ cấp đến chuyên môn cao theo 3 nhóm mô hình: ngắn, trung và dài hạn. Chính nhờ sự đào tạo này, nguồn nhân lực tỉnh phát triển lên, thu hút đội ngũ y, bác sĩ về học tập, cống hiến và gắn bó lâu dài với tỉnh.

    热门排行

    友情链接