当前位置:首页 > La liga > 【ket qua empoli】Nhiều tiềm năng lớn hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam 正文

【ket qua empoli】Nhiều tiềm năng lớn hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam

来源:88Point   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-09 13:58:06
Tiềm năng lớn nhất của RCEP từ góc độ hợp tác kinh tế Xuất khẩu tôm sú sang thị trường Bắc Âu: Tiềm năng lớn

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của phái đoàn thương mại – kinh tế,ềutiềmnănglớnhợptácthươngmạiđầutưViệket qua empoli các nhà sản xuất Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam từ ngày 15 - 17/3, ngày 16/3, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Kazakhstan. Đây là cơ hội để doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi nhằm thúc đẩy tiềm năng hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Kazakhstan.

Ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, do dịch bệnh Covid-19 vừa qua, hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai nước có phần chậm lại, điều này cũng ảnh hưởng tới mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Kazakhstan.

Tuy nhiên, việc tổ chức buổi gặp gỡ doanh nghiệp là cơ hội tốt để hai phía cùng thảo luận về tình hình vừa qua, cũng như tìm kiếm thêm cơ hội mới nhằm tăng cường hợp tác song phương trong thời gian tới - Ông Linh nhấn mạnh.

buổi gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Kazakhstan
Buổi gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Kazakhstan
Số liệu cho thấy, trong năm 2022 kim ngạch thương mại giữa Kazakhstan và Việt Nam đạt gần 600 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Kazakhstan đạt 525 triệu USD, nhập khẩu từ Kazakhstan sang Việt Nam đạt 60 triệu USD.

Một bước tiến cho sự phát triển của thương mại song phương đó là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU - bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) được ký kết ngày 29/5/2015 và có hiệu lực từ ngày 05/10/2016.

Bên cạnh đó, Kazakhstan hiện nay đang đứng ra làm một trung tâm trung chuyển quan trọng đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa dịch vụ theo đường bộ nhanh nhất từ châu Á qua châu Âu và ngược lại. Việt Nam có thể thông qua Kazakhstan như một thị trường trung chuyển để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khác trong Liên minh Kinh tế Á - Âu, cũng như khu vực Tây Á và châu Âu.

Hai phía đều cho rằng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Kazakhstan hiện nay còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Trong khi đó, Việt Nam – Kazakhstan lại có những điều kiện hết sức thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác đặc biệt là khung khổ pháp lý thông thoáng hơn do Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu mang lại.

Thông tin tại buổi gặp, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Hội nhập Kazakhstan Kairat Torebayev cho biết, Bộ Thương mại và Hội nhập Kazakhstan đóng vai trò là cơ quan phụ trách thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến và dịch vụ ra thị trường nước ngoài.

Thêm vào đó, Kazakhstan và Việt Nam vẫn luôn hợp tác có tính xây dựng ở cấp độ đa phương, hai nước luôn giữ có mối quan hệ song phương hữu nghị, truyền thống tốt đẹp trong 30 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 đến nay.

Trong khi đó, Kazakhstan có tiềm năng lớn để tăng xuất khẩu sang Việt Nam các loại hàng hóa thuộc các ngành như thực phẩm, xây dựng, hóa chất, luyện kim, hóa dầu… Phía Kazakhstan đề xuất xuất khẩu giữa hai nước không chỉ nguyên liệu thô mà chuyển sang chế biến sâu, xuất khẩu thành phẩm. Đến với buổi gặp gỡ này, có sự tham gia của 14 công ty sản xuất thực phẩm, hóa chất, công nghiệp xây dựng, cũng như đại diện ngành công nghệ thông tin của Kazakhstan.

Đại sứ Kazakhstan Yerlan Baizhanov cho rằng phái đoàn doanh nghiệp Kazakhstan sang Việt Nam lần này là dấu mốc quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Việt Nam có những bước phát triển kinh tế vượt bậc trong những năm vừa qua, trở thành một điểm sáng kinh tế trong khu vực. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Kazakhstan cũng có nhiều điểm nhấn nổi bật khi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Kazakhstan tại khu vực Đông Nam Á. Hai nước đã có nền tảng hợp tác vững chắc thông qua các văn kiện quan trọng như Hiệp định Hợp tác Kinh tế thương mại, Hiệp định khuyến khích đầu tư song phương và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần… - Đại sứ Yerlan Baizhanov cho hay.

Trước đó, chuyến thăm Astana của Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân tháng 10/2022 có ý nghĩa quan trọng. Tại cuộc gặp Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Tổng thống Kazakhstan Kassym – Jomart Tokayev khẳng định: “Kazakhstan quyết tâm tạo ra bước đột phá trong tất cả các lĩnh vực hợp tác song phương với Việt Nam, trọng tâm là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế”.

Đồng thời, Tổng thống Kazakhstan Kassym - Jomart Tokayev kỳ vọng năm 2023 sẽ mở ra trang mới trong lịch sử hữu nghị lâu đời giữa Kazakhstan và Việt Nam.

Trên những cơ sở này, Kazakhstan và Việt Nam đã nhất trí phối hợp triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thương mại – đầu tư song phương và để xuất phương hướng hợp tác cụ thể trong thời gian tới.

标签:

责任编辑:Cúp C2