【lens vs nantes】WHO khuyến cáo sử dụng khẩu trang y tế hợp lý để tránh lãng phí
Ảnh minh họa Ngày 6-2,ếncaacuteosửdụngkhẩutrangytếhợplyacuteđểlens vs nantes Bộ Y tế đã cung cấp Bộ câu hỏi-đáp của Tổ chức Y tế thế giới về virus corona mới (nCoV). Bộ câu hỏi-đáp gồm 21 câu hỏi và trả lời liên quan đến thông tin về nCoV, từ đường lây truyền, cách phòng tránh, cách dùng khẩu trang và khi nào cần dùng, sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh, việc nhận bưu phẩm từ Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào khác đã xác định được virus có an toàn không... 1. Virus Corona là gì? Virus Corona là một họ virus lớn được tìm thấy ở cả động vật và người. Một số virus có thể gây bệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). 2. Virus Corona “mới” là gì? Virus Corona mới là một chủng mới của virus Corona chưa từng xác định được ở người trước đây. Virus mới này hiện gọi là 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12 năm 2019. 3. Virus mới này có giống như virus gây ra SARS không? Không, virus nCoV cùng họ với virus gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) nhưng không phải là cùng một virus. 4. Nguy hiểm như thế nào? Giống như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm 2019-nCoV có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Bệnh có thể nặng ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm gặp hơn, bệnh có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dễ bị bệnh nặng hơn. 5. Người có thể bị lây nhiễm 2019-nCoV từ động vật không? Các điều tra cho thấy SARS-CoV lây truyền từ cầy hương sang người tại Trung Quốc năm 2002 và MERS-CoV từ lạc đà sang người tại Saudi Arabia năm 2012. Một số virus Corona đang lưu hành ở động vật nhưng chưa lây truyền sang người. Khi hoạt động giám sát trên toàn thế giới được cải thiện, có khả năng nhiều loại virus corona được phát hiện. Chưa xác định được nguồn lây nhiễm virus 2019-nCoV từ động vật. Điều này không có nghĩa là bạn có thể nhiễm 2019-nCoV từ bất kỳ động vật nào hoặc thú cưng của bạn. Có khả năng một nguồn động vật tại một chợ tươi sống ở Trung Quốc là nguồn truyền bệnh cho một số trường hợp nhiễm ở người đầu tiên được báo cáo. Để bảo vệ bản thân, khi đi chợ buôn bán động vật tươi sống cần tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc của động vật. Nên tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín. Thịt, sữa hoặc nội tạng động vật nên xử lý cẩn thận, tránh lây nhiễm chéo với thực phẩm chưa nấu chín khác. Cần tuân thủ các thực hành an toàn thực phẩm tốt. 6. Có thể nhiễm virus nCoV từ thú cưng của mình không? Không, hiện tại không có bằng chứng cho thấy động vật nuôi như mèo và chó đã bị nhiễm hoặc gây lây lan virus 2019-nCoV. 7. Virus nCoV có thể lây truyền từ người sang người không? Có, virus 2019-nCoV gây ra bệnh đường hô hấp và có thể lây truyền từ người sang người, thường là sau khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, ví dụ: tại nơi làm việc, trong gia đình hoặc cơ sở y tế. 8. Làm gì để bảo vệ bản thân? · Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn · Tại sao? Vì rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt vi rút nếu tay bạn có virus. · Duy trì khoảng cách - Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, hắt hơi và sốt. Tại sao? Người nhiễm bệnh hô hấp như 2019-nCoV, khi ho hoặc hắt hơi sẽ bắn ra những giọt nhỏ chứa virus. Nếu ở quá gần, bạn có thể hít phải các giọt này và lây nhiễm virus. · Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng Tại sao? Tay chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm virus. Nếu chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng bàn tay bị nhiễm bẩn, bạn có thể truyền virus từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình. · Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến cơ sở y tế sớm. Thông báo với cán bộ y tế nếu bạn đã đi đến một khu vực tại Trung Quốc - nơi đã báo cáo có các trường hợp bệnh nhiễm virus 2019- nCoV hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần với người đã đi du lịch từ Trung Quốc và có các triệu chứng về hô hấp. Tại sao? Bất cứ khi nào bạn bị sốt, ho và khó thở, điều quan trọng là phải đi khám ngay vì điều này có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tình trạng nghiêm trọng khác. Các triệu chứng hô hấp khi bị sốt có thể có một loạt các nguyên nhân và tùy thuộc vào lịch sử và hoàn cảnh du lịch cá nhân của bạn, virus 2019-nCoV có thể là một trong số đó. · Nếu bạn có các triệu chứng hô hấp nhẹ và không có tiền sử du lịch đến hoặc ở Trung Quốc cần thực hành vệ sinh tay, vệ sinh hô hấp và ở nhà cho đến khi bạn phục hồi, nếu có thể. 9. Có nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân? Đeo khẩu trang y tế có thể làm hạn chế sự lây lan của một số bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khẩu trang không đảm bảo ngăn chặn việc lây nhiễm; và nên kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp và tránh tiếp xúc gần, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác. WHO khuyên về việc sử dụng khẩu trang y tế hợp lý, để tránh lãng phí không cần thiết, tạo cảm giác an toàn giả tạo và sử dụng sai khẩu trang. Điều này có nghĩa là chỉ sử dụng khẩu trang nếu bạn có các triệu chứng về hô hấp (ho hoặc hắt hơi), nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV với các triệu chứng nhẹ hoặc đang chăm sóc người nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV hoặc người nghi ngờ nhiễm virus 2019-nCoV liên quan đến du lịch ở một khu vực tại Trung Quốc - nơi 2019-nCoV đã được báo cáo hoặc tiếp xúc gần với một người đi du lịch từ Trung Quốc và có các triệu chứng về hô hấp. 10. Đeo, sử dụng, tháo và bỏ khẩu trang như thế nào? · Trước khi đeo khẩu trang cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn. · Che miệng và mũi bằng khẩu trang, đảm bảo không có khoảng trống giữa mặt và khẩu trang. · Tránh chạm vào khẩu trang trong khi sử dụng; nếu đã chạm vào khẩu trang, cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn. · Thay khẩu trang mới ngay khi khẩu trang bị ẩm. Không sử dụng lại khẩu trang sử dụng một lần. · Để tháo khẩu trang: gỡ từ phía sau (không chạm vào mặt trước của khẩu trang); vứt ngay vào thùng kín; rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sau khi tháo khẩu trang. 11. Ai có thể nhiễm virus nCoV? Những người sinh sống hoặc đi đến khu vực có virus 2019-nCoV đang lưu hành là có nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện tại, virus 2019-nCoV đang lưu hành tại nhiều địa phương của Trung Quốc - nơi đại đa số người nhiễm bệnh đã được báo cáo. Những người nhiễm bệnh tại các quốc gia khác là những người gần đây đã đi đến vùng dịch của Trung Quốc hoặc sinh sống/tiếp xúc gần với những người bệnh như người nhà, đồng nghiệp hoặc nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân trước khi họ biết bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV. Nhân viên y tế chăm sóc cho người nhiễm 2019-nCoV có nguy cơ cao hơn và phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm. WHO tiếp tục theo dõi dịch tễ học của dịch để hiểu rõ hơn về virus đang lưu hành ở đâu và làm thế nào mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh. 12. Ai có nguy cơ bị bệnh nặng? Vẫn cần tìm hiểu thêm về virus 2019-nCoV ảnh hưởng đến con người như thế nào. Tuy nhiên, cho đến nay, người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dường như có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn. 13. Virus corona mới lây lan như thế nào? Chủng mới của virus Corona là một loại virus đường hô hấp lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi. Điều quan trọng là tất cả mọi người thực hành vệ sinh hô hấp tốt. Ví dụ, hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay áo, hoặc sử dụng khăn giấy che miệng và bỏ khăn giấy vào thùng kín ngay lập tức. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn cũng rất quan trọng. 14. Virus có thể tồn tại trên các bề mặt trong thời gian bao lâu? Hiện vẫn chưa biết virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người. 15. Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì? Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù nhiều triệu chứng là giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các virus khác nhau. Do vậy, rất khó xác định bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần xét nghiệm để xác định người nhiễm 2019-nCoV. WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu họ đã đi du lịch trong 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc nếu họ đã tiếp xúc gần với người bệnh có các triệu chứng đường hô hấp. 16. Thời gian ủ bệnh là bao lâu? Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi bị nhiễm vi rút đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Hiện tại ước tính thời gian ủ bệnh là từ 2-11 ngày và các ước tính này sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu. Dựa trên thông tin của các virus Corona như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên tới 14 ngày. 17. Có thể gây lây truyền 2019-nCoV từ người không có triệu chứng không? Biết được thời gian từ khi bệnh nhân bị nhiễm đến khi có thể lây truyền vi rút sang người khác là rất quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh. Thông tin y tế chi tiết từ những người bị nhiễm là cần thiết để xác định thời kỳ lây truyền của 2019-nCoV. Theo các báo cáo gần đây, những người nhiễm 2019-nCoV có thể gây lây nhiễm trước khi xuất hiện các triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu hiện có, phần lớn vi rút lây lan từ những người đang có triệu chứng. 18. WHO thay đổi khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe như thế nào? Không, lời khuyên của chúng tôi là thống nhất. WHO đã đưa ra khuyến cáo cho mọi người về cách bảo vệ bản thân khỏi nhiễm nCoV như đối với bất kỳ virus nào lây lan qua đường hô hấp. Ngoài ra, điều vô cùng quan trọng tại các cơ sở y tế là nhân viên y tế có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm. 19. Có an toàn khi nhận bưu phẩm từ Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào khác đã xác định được virus không? Có an toàn. Những người nhận được bưu phẩm không có nguy cơ bị nhiễm 2019-nCoV. Từ kinh nghiệm của các vi rút Corona khác, các loại virus này không tồn tại lâu trên các vật thể như thư hoặc bưu phẩm. 20. Kháng sinh có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nCoV không? Không, kháng sinh không có tác dụng diệt virus và chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chủng mới của virus Corona là virus, do đó không sử dụng kháng sinh như một biện pháp dự phòng hoặc điều trị. 21. Có thuốc cụ thể nào để dự phòng hoặc điều trị nCoV không? Cho đến nay, không có thuốc cụ thể được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị chủng mới của virus Corona. Tuy nhiên, những người bị nhiễm 2019-nCoV nên được chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị triệu chứng. Người bị bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được điều tra, thử nghiệm thông qua các thử nghiệm lâm sàng. WHO đang phối hợp với các đối tác để phát triển thuốc điều trị nCoV. Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm chủng mới của virus Corona nên duy trì vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp, thực hành an toàn thực phẩm và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi. Đối với nhiễm 2019-nCoV, các biện pháp sau đây không được khuyến nghị vì không hiệu quả để bảo vệ bạn và thậm chí có thể gây hại: · Sử dụng vitamin C · Hút thuốc · Sử dụng trà thảo dược truyền thống · Đeo nhiều khẩu trang để bảo vệ tối đa · Tự dùng thuốc như kháng sinh Trong mọi trường hợp, nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến các cơ sở y tế sớm để giảm nguy cơ bị bệnh nặng hơn, đồng thời chia sẻ tiền sử đi lại gần đây của bạn với nhân viên y tế./.
- 最近发表
-
- Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- Hội nghị triển khai Nghị định 67 về phát triển thủy sản
- Bắc Ninh: Phát hiện kho chứa hàng nghìn điện thoại, máy tính bảng không rõ nguồn gốc
- Thái Nguyên: Phổ Yên đã hội tụ đủ yếu tố để trở thành thị xã
- Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- Lạng Sơn: Phát hiện kho hàng hóa trị giá hàng tỷ đồng có dấu hiệu vi phạm
- Đảm bảo an toàn giao thông 2 ngày cuối đợt nghỉ Lễ 2/9
- Phạt tù nếu làm lây lan dịch bệnh cho từ 2 người trở lên
- Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- TPHCM đề xuất chế độ hỗ trợ người lang thang cơ nhỡ
- 随机阅读
-
- Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện kho giấu bình khí cười tại khu chung cư Gia Lâm
- Hội thao truyền thống ngành dân vận 15
- Ở nhà công vụ: Xong nhiệm vụ thì phải trả
- Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- Miền Bắc cao điểm nắng nóng, sắp vào đợt mưa mới
- Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em
- Phát hiện thêm 3 đối tượng tung tin sai sự thật về nữ công nhân lây truyền HIV
- Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- Đắk Lắk: Tiêu hủy gần 2.000 sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng
- Hành khách phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi làm thủ tục tại sân bay
- Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục thi tuyển chức danh Vụ trưởng
- Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- Quản lý thị trường TP.HCM: Tạm giữ thêm hàng ngàn sản phẩm quần áo, thực phẩm là hàng giả
- Vết nứt mặt đường cao tốc Nội Bài
- Lập danh sách bệnh nhân đã khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3
- Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra buôn lậu thuốc lá
- Người hùng cứu tài xế mắc kẹt vụ xe tải tông 7 ô tô rồi bốc cháy dốc cầu Phú Mỹ
- Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, đối tượng nào nghi ngờ mắc Covid
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Australian Open 2018: Mong chờ sự lên ngôi
- V.League 2018: Chỉ còn là cuộc đua trụ hạng
- Khai mạc Lễ hội Đường sách Tết Canh Tý 2020 tại TPHCM
- Tạm giữ hình sự đối tượng trồng hơn 1.300 cây thuốc phiện trên nương ngô
- Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Luật hóa những vấn đề “đã chín, đã rõ”
- Chở mùa Xuân ra nhà giàn
- Dự án 800 triệu USD hồi sinh sông Tô Lịch chưa hẹn ngày về đích
- Dự án đường dây 500kV mạch 3 và sân bay Long Thành là bài học cho dự án khác
- Bộ Y tế kiểm tra công tác trực Tết, chống dịch viêm phổi cấp tại Hưng Yên
- Việc rà soát, phân loại quỹ nhà, đất là tài sản công phải hoàn thành trong 12 tháng