【soi keo udinese】Hồ Chí Minh Những vần thơ xuân lịch sử

Tết Mậu Tý 1948 là tết kháng chiến thứ hai. Chiến thắng Thu đông 1947 làm mọi người tăng thêm niềm tin. Bác Hồ cùng cán bộ,ồChMinhNhữngvầnthơxunlịchsửsoi keo udinese chiến sĩ và Nhân dân đón tết ở Chiến khu Việt Bắc. Người mời đại biểu các cơ quan Trung ương họp mặt và dự bữa cơm mừng năm mới. Thư chúc tết của Bác có đoạn: “Gửi lời chúc đồng bào / Kháng chiến được thắng lợi / Toàn dân đại đoàn kết / Cả nước dốc một lòng / Thống nhất chắc chắn được / Độc lập quyết thành công”.

Đêm rằm tháng Giêng nhằm ngày 24-2-1948. Ông Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác - kể lại: “Mùa xuân này núi rừng Việt Bắc như mở hội mừng chiến thắng, mừng đón Bác trở về. Trong khung cảnh đó, Bác Hồ lên đường đi dự hội nghị quan trọng của Trung ương. Họp xong trời đã khuya. Thuyền trở về đi trong đêm trăng, sương trắng, trời xuân mênh mông. Lá rừng, hoa rừng hai bên bờ sông lao xao như vẫy chào vị anh hùng của dân tộc. Bác ngồi ở mũi thuyền thư thái ngắm trăng, ngắm cảnh, ánh trăng vàng sóng sánh dưới dòng sông. Bỗng Bác khe khẽ ngâm:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền” (1).

Đây chính là bài thơ Nguyên tiêu của Bác, nguyên văn chữ Hán là:

Cùng đi với Bác trên thuyền đêm ấy có ông Xuân Thủy, lúc đó phụ trách Báo Cứu Quốc, cơ quan Trung ương của Tổng bộ Việt Minh. Giáo sư Hoàng Tranh cho rằng: “Kiến thức chữ Hán của Hồ Chí Minh rất uyên thâm, Người chọn câu, đối chữ rất tài tình. Trong câu thứ hai, tác giả dùng ba chữ “xuân”, trong đó từ “xuân thủy”, vừa là tả cảnh vừa là tên người. Hồ Chí Minh đã khéo léo đưa tên người bạn chiến đấu ngồi cạnh mình là Xuân Thủy vào trong câu thơ tả cảnh” (2). Mọi người đề nghị Bác dịch luôn, nhưng Bác bảo ông Xuân Thủy dịch. Theo đề nghị của Bác, suy nghĩ một lúc, ông Xuân Thủy đọc bài dịch thơ của mình:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Xuân sông nước lẫn màu trời thêm xuân.

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Xuân Thủy dịch)

Bác khen: “Dịch lưu loát. Giữ được ý thơ. Nhưng hàng thứ hai có ba chữ “xuân” hòa với nhau mà bản dịch có hai chữ “xuân”, thế là ý thì đủ mà chữ còn thiếu” (3). Sau này, ông Xuân Thủy có thêm bản dịch khác, giữ đủ ba chữ “xuân” ở câu thứ hai. Tuy vậy, bản dịch “ứng khẩu” bằng thể thơ lục bát của Xuân Thủy trở thành bản dịch chính thức và quen thuộc bài Nguyên tiêu trong các tập thơ Hồ Chí Minh.

Dịch thơ chữ Hán rất khó, bản dịch dù đạt đến đâu cũng không thể thay thế nguyên tác. Cho nên, tốt nhất là phải thưởng thức ở nguyên tác, sau đó đọc được nhiều bản dịch. Hiện nay, có đến mấy chục bản dịch bài thơ Nguyên tiêu; xin chép thêm hai bản dịch thơ nữa để bạn đọc tham khảo:

Đêm nay chính tiết nguyệt tròn châu

Trời nước pha xuân ngát một màu

Bàn bạc việc quân lòng sóng khói

Thuyền về lai láng ánh canh thâu.

(Quách Tấn dịch)

Rằm giêng vằng vặc trăng soi

Xuân sông, xuân nước, xuân trời lung linh

Bàn nơi khói sóng việc binh

Nửa đêm về cứ trăng linh láng thuyền.

(Phạm Minh Khải dịch)

Xuân này bài thơ Nguyên tiêu của Bác bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy”. Mã Giang Lân có lời bình rất xác đáng: “Bài thơ Rằm tháng Giêng là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp. Hài hòa giữa cái dáng vẻ cổ điển… và thi nhân mà nhà thơ vốn có với cái dáng vẻ hiện đại bởi ở đây thi nhân không tan biến vào tạo vật mà còn là xuất hiện với tư thế của một người đang lãnh đạo Nhân dân trù hoạch công việc kháng chiến giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc. Bài thơ còn là sự hài hòa giữa con người nghệ sĩ và con người chiến sĩ trong một con người Hồ Chí Minh. Đây có thể coi là một bài thơ hay nhất của Người viết trong những ngày ở Chiến khu Việt Bắc gian khổ, thiếu thốn nhưng tràn đầy lạc quan cách mạng” (4).

* *

*

Tết Mậu Tuất 1958. Ngày 1-1-1958, Bác Hồ có Lời chúc năm mới đăng trên Báo Nhân dân. Người thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ thân ái chúc đồng bào năm mới vui vẻ, mạnh khỏe, đoàn kết và tiến bộ; đồng thời thay mặt đồng bào chúc mừng Nhân dân các nước bạn. Cuối thư, Người khẳng định: “Chúng ta đoàn kết nhất trí, cả nước một lòng, ra sức phấn đấu thì chúng ta nhất định thắng lợi / Năm mới, cố gắng mới, thắng lợi mới! / Nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh muôn năm!”.

Trước tết, Bác Hồ có chuyến thăm hai nước Ấn Độ và Miến Điện. Kết thúc chuyến thăm, Bác về đến Hà Nội vào chiều ngày 17-2-1958, tức chiều 30 tết. Nói chuyện với đông đảo cán bộ, Nhân dân ra đón tại sân bay Gia Lâm, Người nêu rõ: “Tình hữu nghị của Nhân dân hai nước bạn đối với Nhân dân ta thật là thắm thiết… Đi đến đâu bà con Ấn và Miến cũng chúc cho dân ta nhiều tiến bộ, nước ta mau thống nhất và gởi lời thân ái đến đồng bào…/ Sang năm mới, chúng ta sẽ cố gắng mới, thi đua mới, thu nhiều thắng lợi mới, để trước là ích nước lợi nhà, làm nền tảng vững chắc cho công cuộc thống nhất Tổ quốc, sau là thỏa lòng mong ước của anh em các nước bạn chúng ta” (5).

Ngay đêm 30 tết, Bác đến thăm và chúc tết Tổng hội Liên hiệp Hoa kiều ở Hà Nội.

Ngày mồng một, Bác đi thăm và chúc tết một số cơ quan, đơn vị bộ đội, cán bộ miền Nam tập kết tại Câu lạc bộ Thống Nhất, công nhân Nhà máy cơ khí Hà Nội, Hội quán Hoa kiều ở phố Hàng Buồm, sinh viên Khu Việt Nam học xá, Nhân dân xã Việt Hưng (huyện Gia Lâm); gửi quà và thiếp chúc tết cho thương binh ở Trường Thương binh hỏng mắt. Đặc biệt, chúc tết các sinh viên tại Khu Việt Namhọc xá, Người căn dặn: “Các cô các chú học để mà hành, học để phục vụ Nhân dân không phải để làm quan. Các cô các chú phải trau dồi cả đức cả tài, không có đức thì vô dụng, không có tài thì làm gì cũng khó” (6).

Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập và rèn luyện toàn diện xuất hiện một lần nữa ở đây. Hiện nay, lời dạy của Bác “học để phục vụ Nhân dân không phải để làm quan”, “trau dồi cả đức cả tài” ngày mồng một tết cách đây tròn 60 năm chẳng những vẫn giữ nguyên giá trị mà còn là yêu cầu bức thiết khi tệ trạng suy thoái, “bằng thật học giả”, “làm quan phát tài”, chạy chức, chạy quyền, quan liêu, tham nhũng, lãng phí,… trong một bộ phận cán bộ, đảng viên trở thành trở lực lớn phải vượt qua đối với công tác xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, vững mạnh. 

       * *

*

Tết Mậu Thân 1968. Cuối năm 1967, Bộ Chính trị quyết định thực hiện cuộc “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” vào Tết Mậu Thân  nhằm tạo ra cục diện mới có lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (7). Ngày 1-1-1968, Bác Hồ có Thư chúc mừng năm mới đăng trên Báo Nhân dân. Sau khi điểm lại tình hình năm 1967, Người nhận đinh: “Sang năm nay, bọn Mỹ xâm lược càng bị động càng lúng túng, quân và dân ta thừa thắng xông lên, nhất định giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa”.

Nhân dịp năm mới, Bác thay mặt đồng bào và chiến sĩ cả nước gửi lời chào mừng đến các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước bầu bạn và Nhân dân toàn thế giới, kể cả Nhân dân tiến bộ Mỹ đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân ta. Người chúc kiều bào ta ở nước ngoài năm mới, cố gắng mới, tiến bộ mới! Với đồng bào và chiến sĩ cả nước ta, Người chúc bằng bài thơ:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,

Thắng trận tin vui khắp nước nhà.

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,

Tiến lên!

Toàn thắng ắt về ta!

Sau khi hoàn thành nhiều việc quan trọng, chiều ngày 1-1-1968, Bác rời Hà Nội trở lại Trung Quốc chữa bệnh. Ra sân bay tiễn Người có các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và một số đồng chí lãnh đạo khác. Người nghỉ ở Ngọc Tuyền Sơn. Ngày 25-1-1968, Bác tiếp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đường đi công tác ghé qua Bắc Kinh thăm Người.

Đúng giao thừa Tết Mậu Thân, Đài Tiếng nói Việt Namphát đi lời chúc mừng năm mới của Bác Hồ. Tiếng Người với lời thơ chúc tết đanh thép vang vọng cả non sông. Quân và dân miền Namđồng loạt nổ súng tấn công địch trên toàn miền gồm: 4 thành phố, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn; các cơ quan đầu não trung ương, địa phương của quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Trong đó, có những trận đánh gây tiếng vang lớn như các trận đánh Tòa Đại sứ Mỹ, Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu ở Sài Gòn, Đài Phát thanh. Đồng thời, Nhân dân nhiều vùng nông thôn, được sự giúp đỡ của lực lượng vũ trang, nổi dậy diệt ác phá kềm, mở rộng vùng giải phóng.

Từ ngày về nước lãnh đạo cách mạng, đây là lần đầu tiên Bác đón giao thừa Tết cổ truyền dân tộc ở nước ngoài. Ông Vũ Kỳ kể: “Bác Hồ ngồi yên lặng đón giao thừa. Tiếng Bác đầu năm phát trên Đài Tiếng nói Việt Namhòa vào tiếng nhạc hùng tráng như một nguồn động viên cổ vũ lớn lao đối với đồng bào chiến sĩ cả nước: Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta! / Ánh mắt Bác lộ rõ niềm vui. Bỗng từ căn phòng nhỏ tĩnh mịch giữa lúc giao thừa thiêng liêng ấy, lời Bác nói một cách khe khẽ nhưng nghe rất rõ: “Giờ này miền Nam đang nổ súng” / Thì ra trong lúc này, không phải Bác Hồ chỉ ngồi để nghe pháo nổ, đón giao thừa, mừng năm mới, mà chính lúc ấy lòng Bác đang hướng về Tổ quốc, hướng tới đồng bào, chiến sĩ đang chiến đấu hy sinh ngoài mặt trận” (8).

Ở Thừa Thiên - Huế, có Tiểu đội du kích gồm 11 cô gái độ tuổi đôi mươi đã dũng cảm chiến đấu đẩy lùi nhiều đợt phản công, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch. Tháng 2-1968, nhận được tin từ miền Nambáo về, Bác Hồ gửi thư khen 11 nữ du kích sông Hương và tặng bốn câu thơ:

Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường

Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường

Bác khen các cháu dân quân gái

Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương.

Trong thời gian này, Bác còn viết các bài: Nhị vật (chữ Hán), Vô đề (chữ Hán), Không đề. Tháng 4-1968, Người viết bài thơ chữ Hán Mậu Thân xuân tiết, phác họa nét đẹp rạng rỡ của mùa xuân đất trời hòa quyện với niềm vui chiến thắng.

Phiên âm:

Mậu Thân xuân tiết

Tứ nguyệt bách hoa khai mãn viên

Hồng hồng tử tử hỗ tranh nghiên

Bạch điểu tróc ngư hồ lý khứ

Hoàng oanh phi thượng thiên

Thiên thượng nhàn vân lai hựu khứ

Mang bả Namphương tiệp báo truyền.

Dịch thơ:

Xuân Mậu Thân

Tháng tư hoa nở một vườn đầy

Tía tía, hồng hồng đua sắc tươi

Chim trắng xuống hồ tìm bắt cá

Hoàng oanh vút tận trời

Trên trời mây đến rồi đi

Miền Namthắng trận báo về tin vui.

(Phan Văn Các dịch)

Dù chưa đạt được mục tiêu giành chính quyền, nhưng thắng lợi của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa to lớn trong lộ trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi này làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ; buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngừng đánh phá miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán ở Paris; tạo ra cục diện mới có lợi cho ta: đẩy mạnh tiến công ngoại giao, sử dụng chiến lược “vừa đánh vừa đàm”, phát huy sức mạnh tổng hợp quân sự - chính trị - ngoại giao để đánh thắng một đế quốc có tiềm lực mạnh nhất thế giới. Có chiến thắng Tết Mậu Thân mới có Hiệp định Paris; có Hiệp định Parismới có đại thắng Mùa Xuân 1975.

Cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta phải hy sinh, đổ nhiều xương máu mới có được thắng lợi nói trên. Đó là thực tế lịch sử. Vì thế, không ai có thể xuyên tạc, phủ định thắng lợi của Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Mừng xuân, xin thắp một nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc; tưởng nhớ chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh trong Tết Mậu Thân để dân tộc Việt Nam được vui hưởng thái bình ngày nay.

* * *

Mùa xuân lại về. Năm qua, vượt qua biết bao thử thách, sự nghiệp đổi mới ở nước ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt. Thành công của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 ở Việt Namlàm cho vị thế của nước ta mạnh thêm trong tiến trình hội nhập, hợp tác vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới. Bão tố, lũ lụt qua rồi. Nắng ấm. Trời trong. Cây lá đâm chồi nẩy lộc. Muôn hoa khoe sắc. Con người thêm sinh lực, niềm tin mới để đón chào mùa xuân dân tộc!

PHẠM MINH KHẢI

--------------

(1) Vũ Kỳ: Thư ký Bác Hồ kể chuyện, nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 72. 

(2) Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 29.

(3) Nguyễn Thế Nữu: Thưởng thức và chú dịch thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005, trang 209.

(4) Vẻ đẹp thơ văn Hồ Chí Minh, nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, trang 99-100.

(5) (6) Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 7, nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 42 và trang 43.

(7) Nghị quyết của Bộ Chính trị (tháng 12-1967) ghi là “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”; đến Đại hội IV của Đảng (1976) sửa lại là “tổng tiến công và nổi dậy” cho phù hợp với thực tế diễn ra.

(8) Vũ Kỳ: Thư ký Bác Hồ kể chuyện, nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 472-473.

Thể thao
上一篇:Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
下一篇:Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con