【lich thi đau c1】Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng trưởng khả quan
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 14:56:57 评论数:
Có trên 16,ốngườithamgiabảohiểmxãhộibảohiểmytếtăngtrưởngkhảlich thi đau c17 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội
Ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, trong tháng 5/2022, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết, quyết định về việc giao chỉ tiêu bao phủ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2022 - 2025 cho các đơn vị, địa phương. Đồng thời, BHXH Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các địa phương rà soát, báo cáo số thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; rà soát báo cáo đánh giá tình hình biến động tăng, giảm lao động và dự kiến nhu cầu sử dụng lao động năm 2022 cũng như xây dựng các giải pháp chỉ đạo, điều hành công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2022… Nhờ đó, công tác phát triển người tham gia đã đạt được nhiều tín hiệu tích cực.
Truyền thông chính sách Bảo hiểm xã hội tới lao động tự do tại tỉnh Quảng Nam. Ảnh: BHXH Quảng Nam |
Tính đến hết tháng 5/2022, tổng số người tham gia BHXH cả nước là trên 16,7 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 33,81% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng trên 507.000 người so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc đạt trên 15,4 triệu người và tăng trên 376.000 người so với cùng kỳ năm 2021; số người tham gia BHXH tự nguyện gần 1,3 triệu người, tăng 130.734 người so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 5, cả nước có trên 13,7 triệu người tham gia BHTN với tỷ lệ bao phủ 27,75% lực lượng lao động, đạt trên 90,3% kế hoạch của ngành. Số người tham gia BHYT trên 86,2 triệu người và đạt 87,15% dân số tham gia BHYT và đạt 94% kế hoạch của ngành BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn giảm so với cuối năm 2021 do bước sang năm 2022 chính sách có sự thay đổi. Nhiều người trước đây được cấp thẻ BHYT miễn phí sẽ không được cấp nữa, theo Quyết định số 353/QĐ-TTg phê duyệt Danh sách 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc 12 tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Từ đầu năm đến nay, việc thực hiện chi trả các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN luôn được ngành BHXH triển khai kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Tính đến hết tháng 5/2022, toàn ngành đã thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho hơn 51,1 triệu lượt người, với số chi 36.528 tỷ đồng. Đồng thời, các đơn vị BHXH giải quyết hưởng mới các chế độ BHXH cho hơn 5,6 triệu người và 365.469 người hưởng mới BHTN, với số chi BHXH 109.200 tỷ đồng, chi BHTN 6.177 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ chính sách về an sinh được Chính phủ đánh giá tốt, nhất là gói hỗ trợ của ngành BHXH với thủ tục nhanh chóng, cải cách, chi trả kịp thời cho người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức
Đạt được nhiều tín hiệu tích cực trong công tác phát triển đối tượng nhưng theo ông Dương Văn Hào - Trưởng ban Quản lý thu - sổ thẻ (BHXH Việt Nam), mặc dù số người tham gia BHXH, nhất là BHXH bắt buộc có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm cũng như so với cuối năm 2021, song vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến tình trạng chây ì, trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, nợ số tiền lớn với thời gian kéo dài. Tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN tính đến hết tháng 5/2022 là 24.699 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,8% so với số phải thu. Tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT tăng trưởng chậm, nhất là BHYT vẫn giảm sâu so với thời điểm hết năm 2021. Đến hết tháng 5/2022, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt khoảng trên 87% dân số, nhưng so với chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao năm 2022 là 92% vẫn còn khoảng cách khá xa, rất khó khăn để hoàn thành.
Đến năm 2025, khó đạt chỉ tiêu độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếTheo ông Nguyễn Văn Cường - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, nếu theo tốc độ đang phát triển người tham gia hiện nay thì đến năm 2025 sẽ khó đạt chỉ tiêu về độ bao phủ như Nghị quyết số 28 đề ra. Do đó, BHXH Việt Nam cần có biện pháp, kế hoạch nhằm đáp ứng mục tiêu nghị quyết, nhất là hiện nay dư địa phát triển người tham gia còn lớn. |
Về công tác thực hiện chính sách BHXH, BHTN, tình trạng “mượn” hồ sơ tư pháp để đi làm, tham gia BHXH tiếp tục phát sinh những hệ lụy phức tạp nhưng chưa có hướng dẫn giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ Quỹ BHTN vẫn còn vướng mắc (hiện còn khoảng 119 nghìn người đã được giải quyết hưởng hỗ trợ với số tiền hơn 336 tỷ đồng, nhưng chưa chi trả được cho người lao động và trên 295 nghìn trường hợp thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ đã tiếp nhận đề nghị hưởng nhưng chưa giải quyết, chi trả với số tiền khoảng 819 tỷ đồng). Bên cạnh đó, việc thanh toán chi phí dịch vụ kỹ thuật thực hiện từ máy mượn, máy đặt của các đơn vị trúng thầu vật tư, hóa chất trong thực tiễn đã phát sinh vướng mắc, bất cập, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.
Trước những vướng mắc, khó khăn trong công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT cũng như công tác phát triển đối tượng tham gia hiện nay, trong tháng 6 và những tháng còn lại của năm 2022, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu các đơn vị, BHXH các địa phương bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ý kiến các đại biểu Quốc hội, các chỉ đạo của Thủ tướng thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, các đơn vị BHXH phối hợp cấp uỷ, chính quyền địa phương trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT; rà soát lại các địa phương đã ban hành Nghị quyết hoặc chưa về giao phát triển BHXH, BHYT đến các xã; công tác hỗ trợ BHXH, BHYT của các địa phương thế nào, mức hỗ trợ. Đặc biệt là việc rà soát, đánh giá nguyên nhân chủ quan trong phát triển, thực hiện BHXH, BHYT; giải quyết kịp thời chế độ cho người dân với tinh thần cải cách tốt nhất đi đôi với việc quản lý; đẩy mạnh công tác thanh tra; chấp hành nghiêm kỷ cương kỷ luật, gắn thực hiện nhiệm vụ với trách nhiệm người đứng đầu đơn vị…