【bảng xếp hạng thuỵ điển】Bảo vệ phụ nữ mang thai trước dịch COVID
Tư vấn sức khỏe thai kỳ cho người mẹ
Theảovệphụnữmangthaitrướcdịbảng xếp hạng thuỵ điểno đó, Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế Đà Nẵng chuẩn bị sẵn sàng các phương án để theo dõi, điều trị, chăm sóc thai và sinh đẻ. Đồng thời, đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, chuẩn bị sẵn sàng cho các sinh nở cũng như xử trí các bất thường xảy ra trong quá trình theo dõi, điều trị. Đặc biệt, lưu ý các biện pháp dự phòng tránh lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế.
Trước đó, tại công văn số 1271/QĐ-BYT ngày 21/3/2020, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí bệnh COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trước bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Theo Bộ Y tế, cũng như các đối tượng khác, đa số phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình (thể bệnh viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phổi nhẹ), một số rất ít mắc bệnh thể nặng. Đến nay mới có một trường hợp được báo cáo là một phụ nữ mang thai 30 tuần nhiễm COVID-19 mức độ nặng phải thở máy đã được mổ lấy thai cấp cứu và hồi phục sức khỏe tốt.
Đối với thai nhi, các nghiên cứu gần đây về COVID-19 cũng như những nghiên cứu trước đây về bệnh SARS-CoV và MERS-CoV cho thấy, không có bằng chứng nào chứng minh có mối liên quan giữa những bệnh này và tình trạng sảy thai. Chưa có cơ sở khoa học chỉ ra mối liên quan giữa COVID-19 ở phụ nữ mang thai và tình trạng thai bị nhiễm vi rút trong tử cung hay thai bị các dị tật bẩm sinh do vi rút SARS-CoV-2. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho rằng viêm phổi do vi rút ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh...
Để dự phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19, Bộ Y tế hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư y tế để thực hiện nguyên tắc phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát lây truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Các cơ sở y tế cần phân luồng, tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 ngay tại nơi đón tiếp. Khi có dấu hiệu nghi ngờ chuyển vào khu khám cách ly. Thực hiện khám thai thường quy, những trường hợp nghi nhiễm COVID19, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng để lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán. Bố trí phòng sinh riêng cho phụ nữ mang thai nghi nhiễm và nhiễm.
Cơ sở khám chữa bệnh cần bố trí nhân lực để chăm sóc riêng người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19. Trong quá trình chăm sóc người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19, các nhân viên y tế này không tham gia chăm sóc những người bệnh khác.
Phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ sau sinh đến khám tại các cơ sở y tế/khu cách ly phải đeo khẩu trang. Giữ khoảng cách tối thiểu là 2m với người khác. Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế/khu cách ly.
Theo BS. Đinh Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang vô cùng phức tạp như hiện nay, thai phụ cần biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và thai nhi. Những cách đơn giản, dễ thực hiện nhất hạn chế ra ngoài ít nhất có thể, có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, rèn luyện thể lực hợp lý, vệ sinh nhà ở và nơi làm việc sạch sẽ, thông thoáng.
Hiện nay, trong khu cách ly tập trung T3 của Thừa Thiên Huế tại Phú Vang đang có 6 phụ nữ mang thai. Mọi vấn đề liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe các thai phụ đều do tổ y tế của khu cách ly (Trung tâm Y tế huyện Phú Vang) phụ trách.
BS. Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Dù người mẹ đang mang thai ở tuần thai nào, nếu thuộc diện cách ly tập trung thì phải nghiêm túc cách ly để đảm bảo yếu tố dịch tễ. Những vấn đề liên quan đến sức khỏe thai kỳ đều được các nhân viên y tế tại khu cách ly chăm sóc đầy đủ, không cần phải lo lắng.
Đồng Văn