Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Trương Mạnh Hiếu,àđầutưmớicầnnângcaohiểubiếtđểđưaranhữngquyếtđịnhhợplýbảng xếp hạng getafe gặp cádiz Trưởng nhóm Phân tích chiến lược, Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam xung quanh vấn đề trên.
* PV: Thưa ông, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vừa có đợt điều chỉnh mạnh. Theo ông đâu là nguyên nhân cho đợt điều chỉnh này?
|
Ông Trần Trương Mạnh Hiếu:Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến đợt điều chỉnh khi rời từ vùng đỉnh cao lịch sử 1.286 điểm về lại quanh mốc 1.220 điểm, đặc biệt là hai phiên ngày 22/04/2021 và 26/04/2021 thị trường rớt mạnh 3,1% và 2,6%. Có nhiều nguyên nhân làm thị trường xuất hiện đợt điều chỉnh này.
Thứ nhất, tỷ lệ margin đang ở mức cao. Theo thống kê, tỷ lệ margin đã liên tục tăng trong 1 năm qua, hiện 10 công ty top đầu có mức margin đạt 66 ngàn tỷ đồng trong quý I/2021, tăng 27% so với quý trước, đây là mức cao kỷ lục. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ vay ký quỹ/ vốn chủ sở hữu của nhiều công ty chứng khoán đều trên 100%, cá biệt có một số công ty ở mức 200%. Điều này hàm ý về khả năng cho vay margin của các công ty chứng khoán đang bị hạn chế. Những điều này vô hình chung tạo áp lực không nhỏ lên thị trường.
Thứ hai là do tâm lý của nhà đầu tư. Sau khi vượt đỉnh tháng 04/2018, thị trường được kỳ vọng sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ lên ngưỡng 1.300 điểm hoặc thậm chí là 1.400 điểm, tuy nhiên, chỉ số VN-Index lại có xu hướng đi ngang và biến động trong phạm vi hẹp hay xu hướng chưa rõ ràng trong tháng 04/2021. Điều này tạo ra tâm lý chán nản cho nhà đầu tư, qua đó làm nhà đầu tư có sự thận trọng trong ngắn hạn.
Một số nhà đầu tư cũng bắt đầu chốt lời sau giai đoạn tăng trước đó và chờ đợi những tín hiệu xác nhận về xu hướng tiếp theo trước khi mở những vị thế mới.
* PV: Thời gian qua, dòng tiền từ nhà đầu tư F0 vào thị trường khá lớn, ông có lời khuyên nào cho nhà đầu tư F0 trong giai đoạn thị trường điều chỉnh như hiện nay?
Ông Trần Trương Mạnh Hiếu:Với những phiên biến động mạnh trong giai đoạn vừa qua, nhà đầu tư F0 có thể gặp những tình huống khó và không thể đưa ra những quyết định hợp lý. Vì thế, nhà đầu tư này cần phải bình tĩnh và tránh hoảng loạn trong những phiên giảm mạnh.
Nhà đầu tư F0 thường là những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và kiến thức trên thị trường. Họ chưa từng gặp những đợt điều chỉnh đáng kể nào trong giai đoạn vừa qua vì khi nhóm này tham gia, thị trường đang trong một xu hướng tăng lớn.
Do đó, việc xuất hiện những phiên điều chỉnh mạnh như ngày 22/04 và 26/04 có thể tạo nên tâm lý bi quan và dẫn đến việc bán cổ phiếu mà không có bất kỳ một thông tin tiêu cực nào. Thông thường, nhóm này có thể hối hận ngay sau đó, khi thị trường có những phiên hồi lại. Do đó, trước những phiên giảm mạnh nhà đầu tư cần chậm lại, tìm kiếm thông tin, phân tích tác động và đưa ra những quyết định hợp lý hơn thay vì bàn ra hoặc mua vào chỉ vì cổ phiếu điều chỉnh mạnh.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần hình thành một chiến lược đầu tư phù hợp với bản thân. Nhà đầu tư F0 thường mua bán theo tin tức hay biến động của cổ phiếu mà không có bất kỳ một chiến lược cụ thể nào. Việc này có thể “hiệu quả” trong thị trường tăng giá nơi mà hầu hết các cổ phiếu đều tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, với một thị trường biến động mạnh hay giảm giá, những biến động của thị trường có thể làm nhà đầu tư F0 có những quyết định sai lầm hoặc mua bán liên tục. Điều này vô cùng nguy hiểm và kết quả có thể dẫn đến những khoản thua lỗ lớn. Do đó, một chiến lược đầu tư rõ ràng sẽ là cẩm nang giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định đúng và bảo toàn lợi nhuận. Cần lưu ý một chiến lược đầu tư phù hợp cũng bao gồm một chiến lược chốt lời và cắt lỗ hợp lý.
Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần nâng cao kiến thức của bản thân. Vấn đề của nhóm nhà đầu tư F0 là đưa ra những quyết định không hợp lý, có phần cảm tính khi đầu tư, điều này xuất phát từ việc thiếu kinh nghiệm và kiến thức trên thị trường. Để khắc phục điều này, cách duy nhất là nhà đầu tư F0 cần nâng cao hiểu biết của bản thân về thị trường, lúc đó họ có thể đưa ra những quyết định “khôn ngoan” hơn.
* PV: Đối với khối ngoại, thời gian qua tiếp tục động thái bán ròng. Đâu là nguyên nhân? Thị trường chứng khoán Việt Nam liệu có còn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài?
Ông Trần Trương Mạnh Hiếu:Khối ngoại bán ròng đến 14 ngàn tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2021. Nhóm này bán mạnh trên các cổ phiếu vốn hóa lớn ngành tài chính và tiêu dùng thiết yếu. Tuy nhiên, không nên đánh giá việc bán ròng này theo hướng quá tiêu cực mà nên đánh giá đây chỉ là đợt cơ cấu danh mục của khối.
Thứ nhất, tính từ năm 2007 đến nay khối ngoại đã mua ròng hơn 83 nghìn tỷ đồng trên thị trường, trong đó mua ròng trong 12 năm và chỉ bán ròng trong 2 năm. Với giá trị mua ròng cao như vậy, số lượng các cổ phiếu chất lượng để khối này đầu tư không còn nhiều hoặc cổ phiếu có thể sinh lợi tốt hiện đã kín room. Cơ hội đầu tư của khối đã không còn nhiều nên khối này cần có một đợt cơ cấu lớn là điều hợp lý trong giai đoạn này.
Thứ hai, thị trường đang thiếu vắng những cổ phiếu/ tài sản để khối ngoại đầu tư. Những cổ phiếu có cơ bản tốt, tiềm năng tăng trưởng thì hầu như đã kín room (như FPT, MWG, cổ phiếu ngân hàng), khối ngoại hoàn toàn không thể đầu tư. Nên việc giải ngân vào cổ phiếu trên thị trường cũng có sự hạn chế. Bên cạnh đó, nếu nhìn vào chiều mua của khối này, chúng ta sẽ thấy khối này đang mạnh tay mua chứng chỉ quỹ VFMVN DIAMOND ETF (quỹ được thiết kế riêng cho khối ngoại). Chỉ sau 1 năm vận hành quỹ này đã có quy mô trên 10 ngàn tỷ đồng và trở thành quỹ ETF nội lớn nhất thị trường. Cần lưu ý đây là ETF được thiết kế riêng cho các nhà đầu tư ngoại khi đáp ứng được nhu cầu đầu tư vào các cổ phiếu kín room. Sự trái ngược giữa việc bán ròng trên toàn thị trường và mua ròng ở quỹ VFMVN DIAMOND ETF có thể là hàm ý quan trọng về việc thiếu vắng những cổ phiếu/ tài sản hấp dẫn để khối ngoại đầu tư.
Thứ ba, các yếu tố vĩ mô của Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, dự kiến tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ nằm top của thế giới. Thêm vào đó, việc kiểm soát tốt dịch cũng tạo điều kiện không nhỏ cho các doanh nghiệp khôi phục sản xuất và phát triển. Với những điều kiện như vậy, khối ngoại vẫn đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng trong tương lai. Vì thế, dòng tiền của nhóm này vẫn sẽ ở lại Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận.
Thứ tư, định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn hấp dẫn. Nếu sử dụng hệ số PER forward (P/E) để định giá thì VN-Index có PER forward vào khoản 15x, mức này thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước dịch. Nếu so sánh với các nước trong khu vực thì hệ số này cũng đang ở mức thấp thứ 2 sau Malaysia đang là 13, trong khi các thị trường khác như Singapore là 15, Thái Lan là 19, Philippines là 17, Indonesia là 16, điều này hàm ý về sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam với nhà đầu tư ngoại.
*PV: Xin cảm ơn ông!
Hồng Quyên (thực hiện)