Tập huấn Hệ thống kế toán thuế XNK cho các cục Hải quan phía Nam | |
Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp Chủ tịch Liên đoàn kế toán Đông Nam Á | |
Xây dựng Đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam |
Đến năm 2024,êduyệtĐềáncôngbốhệthốngchuẩnmựckếtoáncôngViệti so ngoai hang hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam sẽ hoàn thiện. Ảnh: internet. |
Tạo dựng công cụ quản lý
Theo đó, Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam nhằm hướng đến việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán. Cùng với đó thúc đẩy sự hội nhập của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công với khu vực và thế giới, góp phần nâng cao tính minh bạch và có thể so sánh được của các thông tin tài chính.
Mục tiêu của Đề án là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước và tại các đơn vị trong lĩnh vực công; nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị trong lĩnh vực công, kịp thời, đầy đủ và được quốc tế thừa nhận. Xác định các cơ sở để xây dựng báo cáo tài chính nhà nước, thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước của Kho bạc nhà nước. Thúc đẩy sự hội nhập của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công với khu vực và thế giới, góp phần nâng cao tính minh bạch và có thể so sánh được của các thông tin tài chính.
Cùng với đó là nghiên cứu, xây dựng, ban hành và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) công Việt Nam trên cơ sở Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam áp dụng cho các đơn vị kế toán trong lĩnh vực công phải đảm bảo các yêu cầu hội nhập kinh tế của đất nước; đồng bộ với cải cách, đổi mới chính sách quản lý kinh tế, chính sách quản lý tài chính công của Việt Nam; là cơ sở để cung cấp thông tin tài chính kịp thời, trung thực nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, tính công khai minh bạch trong quản lý các nguồn lực của Chính phủ.
Việc nghiên cứu, xây dựng và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam gắn với việc triển khai đề án xây dựng mô hình lập báo cáo tài chính nhà nước; làm cơ sở, nền tảng cho hệ thống cơ chế, chính sách tài chính Nhà nước với hệ thống văn bản pháp luật liên quan như Luật NSNN, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý nợ công, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Chứng khoán… đã và đang được cải cách phù hợp chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
Việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam là căn cứ ban hành hệ thống chế độ kế toán hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng loại hình đơn vị, đặc điểm tổ chức hoạt động trong mối quan hệ phù hợp với các cơ chế chính sách về tài chính công và ngân sách nhà nước.
Đề án sẽ được triển khai từ nay đến hết năm 2024 thông qua việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo từng giai đoạn.
Giai đoạn 1 (2019): Xây dựng và ban hành Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Thời gian thực hiện: Đến trước tháng 9/2019. Thành lập Ban soạn thảo, tổ biên tập chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Thời gian thực hiện: Đến trước tháng 12/2019
Giai đoạn 2 (2020-2024): Nghiên cứu, xây dựng, ban hành và công bố các chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo các đợt.
Sau khi ban hành được 21 chuẩn mực (4 đợt), Bộ Tài chính sẽ tổng kết, đánh giá và lựa chọn các chuẩn mực còn lại trong các giai đoạn tiếp theo phù hợp với cơ chế, chính sách trong khu vực công được sửa đổi, bổ sung đồng bộ, phù hợp với với các nguyên tắc của chuẩn mực. Trường hợp cơ chế tài chính, ngân sách không điều chỉnh phù hợp, cần xác định rõ các nội dung không áp dụng theo chuẩn mực kế toán công quốc tế. Trong các đợt còn lại sẽ ban hành các chuẩn mực có những khác biệt lớn, cần được nghiên cứu để áp dụng khi có đủ điều kiện để giải quyết sự khác biệt phù hợp với kinh tế Việt Nam.
Nâng cao trách nhiệm giải trình
Theo cơ quan soạn thảo là Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính, Việt Nam là một trong số ít quốc gia chưa áp dụng chuẩn Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC). Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2005, Bộ Tài chính đã ban hành 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trên cơ sở vận dụng có chọn lọc các quy định của chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện nền kinh tế và trình độ quản lý trong nước.
Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam đều đang áp dụng VAS cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên, do đã được ban hành cách đây hơn 10 năm, chưa được sửa đổi, bổ sung nên VAS ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, một số nội dung chưa phù hợp với các giao dịch của kinh tế thị trường trong giai đoạn mới, nhất là trong bối cảnh thị trường vốn phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều loại công cụ tài chính phức tạp.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình cải cách hành chính và thể chế một cách mạnh mẽ, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên sôi động, nhu cầu các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết hoặc thu hút vốn trên thị trường nước ngoài ngày càng gia tăng. Đặc biệt, thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Từ thực tế nêu trên, có thể thấy rằng việc áp dụng chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế vào Việt Nam là rất cần thiết và mang tính tất yếu, khách quan. Việc đưa IFRS vào áp dụng ở Việt Nam sẽ tạo bước ngoặt căn bản cho công tác tài chính, kế toán tại doanh nghiệp, mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững.
Việc phê duyệt Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam nhằm hướng đến việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước và tại các đơn vị trong lĩnh vực công.
Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam sẽ nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị trong lĩnh vực công, kịp thời, đầy đủ và được quốc tế thừa nhận, từ đó tạo nên tính minh bạch trong việc thực thi tính pháp lý về tài chính, kế toán.