TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàfive88 .topo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Vietnamnet, mới đây truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này sẽ bắt đầu các chuyến bay dân sự đến và đi từ đảo Phú Lâm (mà Bắc Kinh chiếm giữ trái phép) thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mỹ - nước luôn bày tỏ quan ngại về sự hung hăng của Trung Quốc trong theo đuổi yêu sách chủ quyền ở Biển Đông – nói rằng, các chuyến bay như vậy sẽ làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp trong khu vực. Các chuyến bay dân sự trái phép ở Hoàng Sa của Trung Quốc sẽ khiến tình hình Biển Đông hiện nay thêm phức tạp. Ảnh StratforCụ thể hãng Reuters dẫn nguồn báo chí Trung Quốc cho biết, những chuyến bay sẽ đến cái gọi là thành phố Tam Sa (mà Bắc Kinh đơn phương lập ra trái phép) trên đảo Phú Lâm; và máy bay cỡ lớn như Boeing 737 có sức chứa đến 200 người có thể được dùng. Hiện hai tàu chở khách và một tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đã đóng tại “Tam Sa” để phục vụ cho thông tin liên lạc cơ động tại đây. Hiện chưa rõ quy mô và tầm hoạt động của các chuyến bay mà Trung Quốc sẽ mở đi và đến đảo Phú Lâm, nơi Bắc Kinh đưa dân ra sinh sống ngày càng nhiều cùng với binh lính xuất hiện dày đặc. Trước đó vào tháng 2/2016, Trung Quốc đã cho một số hãng hàng không trong nước đưa khách đến đảo Phú Lâm, chở một số khách được truyền thông trong nước nói là dân thường, theo thông tin trên báo Thanh Niên. Thị trưởng "Tam Sa" là Xiao Jie cho biết đường băng ở đảo Phú Lâm và một đường băng tương tự ở Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa, đang bị Trung Quốc chiếm đóng và xây phi pháp thành đảo nhân tạo) sẽ tạo điều kiện cho giao thông hàng không mà Trung Quốc đang xúc tiến đến khu vực này, bên cạnh việc trợ giúp hướng dẫn hàng hải, khảo sát thời tiết và hàng không. Hình ảnh chuyến bay trái phép ra đá Chữ Thập ở Biển Đông được truyền thông Trung Quốc tung ra hồi tháng 1/2016. Ảnh XinhuaTrong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, các chuyến bay nói trên là “mâu thuẫn với cam kết thể hiện sự kiềm chế trong các hành động có thể làm phức tạp hay leo thang tranh chấp”. “Trung Quốc nên lưu ý những cam kết công khai trước đây của họ là ngừng bồi đắp xây dựng đảo và quân sự hóa ở những điểm mà họ đang chiếm đóng ở Biển Đông. Thay vào đó là họ nên tập trung vào việc tiến tới đạt thoả thuận về hành vi có thể chấp nhận được ở khu vực tranh chấp với các nước" - phát ngôn viên Anna Richey-Allen nói. Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Vietnamplus, mạng tin Inquirer.net của Philippines ngày 12/3 đưa tin cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã có lời khuyên cho chính phủ nhiệm kỳ tới của nước này về chính sách đối ngoại, đặc biệt là trong việc xử lý các tranh chấp ở Biển Đông. Ông del Rosario, 76 tuổi, đã viện lý do sức khỏe xin nghỉ hưu sớm ba tháng trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Benigno Aquino kết thúc, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng người kế nhiệm ông, Jose Rene Almendras, sẽ đảm nhận tốt công việc. Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khuyên 'làm tới cùng' trong vấn đề Biển Đông. Ảnh AFPTại bữa tiệc chia tay do Câu lạc bộ Doanh nghiệp Makati chủ trì ngày 11/3, ông Del Rosario, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Philippines trong 5 năm qua, đã đưa ra lời khuyên rằng chính quyền sắp tới nên xem xét giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông một cách bền bỉ, cần quyết tâm đi tới cùng. Ông cũng mong muốn chính phủ mới sẽ thực hiện nguyên tắc "ba trụ cột" của Bộ Ngoại giao, là tăng cường an ninh quốc gia, đạt được an ninh kinh tế và thúc đẩy lợi ích của tất cả công dân Philippines ở nước ngoài. Ông del Rosario nêu rõ: ''Chúng ta đang tham gia cùng các nước khác để thuyết phục Trung Quốc tôn trọng luật pháp," nhấn mạnh rằng những diễn biến gần đây như Trung Quốc đơn phương thực hiện các chuyến bay thử và hoạt động xây dựng đảo đã đặt ra thách thức đối với tự do hàng hải, hoạt động bay và sinh kế của ngư dân trong vùng biển Biển Đông. Nguyễn Yên(T/h) Chủ đầu tư hé lộ nguyên nhân sập giàn giáo ở sân bay Tân Sơn Nhất |