【bd luu 2】Hết hạn sử dụng, nhà chung cư được xử lý thế nào?
Ông băn khoăn nhất những điều gì?
Không phải chỉ riêng tôi, mà tới tận buổi thảo luận cuối cùng về Dự thảo Luật Nhà ở (ngày 24/10), nhiều đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn xung quanh quy định về thành lập Quỹ Phát triển nhà ở xã hội, chính sách nhà ở xã hội, nhà ở công vụ… Còn với riêng tôi, tôi băn khoăn những quy định liên quan đến nhà ở chung cư, cụ thể là thời gian sử dụng và quỹ bảo trì.
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội |
Đó cũng là nỗi niềm của hàng triệu người đã và sắp mua nhà chung cư, bởi hết thời hạn sử dụng theo quy định là 70 năm, nhà chung cư (nhà cấp 1) không biết sẽ được xử lý thế nào?
Ở hầu hết các nước trên thế giới, người dân bỏ tiền ra mua nhà chung cư để ở là người ta mua thời gian sử dụng của tòa nhà chung cư đó.
Hết thời gian sử dụng, thường là 60-80 năm, người sử dụng phải trả lại nhà cho chính phủ, chính quyền địa phương hoặc cơ quan có trách nhiệm nào đó để dỡ bỏ. Nếu tòa nhà đó vẫn còn sử dụng được, thì người mua nhà phải trả tiền để mua quyền sử dụng cho thời gian còn lại, giá mua phụ thuộc vào thời gian sử dụng còn lại của tòa nhà.
Trong khi đó, Luật Nhà ở hiện hành và cả Luật Nhà ở sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua không có quy định gì về nội dung này; các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng không thấy đề cập gì.
Ông đã nghĩ đến kịch bản nào khi mà thời gian sử dụng các tòa nhà chung cư thương mại hết thời hạn sử dụng?
Nếu không có quy định cụ thể về vấn đề này, thì kịch bản liên quan đến sở hữu nhà ở chung cư thương mại hiện nay chắc cũng diễn ra tương tự những gì đã và đang xảy ra với hàng loạt nhà tập thể cũ ở Hà Nội. Nhiều công trình đã xuống cấp, cần phải đập đi xây lại hoặc lấy mặt bằng để làm việc khác phù hợp với quy hoạch, nhưng người dân dứt khoát không trả vì cho rằng, nhà họ đã mua là của họ vĩnh viễn.
Nhiều người đồng ý trả lại căn hộ tập thể, nhưng “ra giá” rằng, Nhà nước phải có nghĩa vụ trả lại diện tích nhà chung cư khác rộng gấp rưỡi, gấp đôi, số diện tích vượt hơn nữa được mua với giá xây dựng. Hệ quả là, xử lý nhà tập thể cũ hết sức phức tạp, mất rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí tại nhiều khu tập thể ở Hà Nội hiện nay vẫn gần như bế tắc trong việc giải phóng mặt bằng.
Vậy còn băn khoăn của ông về quỹ bảo trì thì sao?
Khi bán căn hộ cho người dân, chủ đầu tư thu ngay 2% giá trị của căn hộ, đưa vào quỹ bảo trì tòa nhà do chủ đầu tư quản lý, sau đó bàn giao lại cho ban quản trị tòa nhà. Vấn đề là, ban quản trị các tòa nhà chung cư do dân bầu ra, hoạt động theo nhiệm kỳ, làm việc kiêm nhiệm, hoạt động chẳng khác gì mô hình tổ dân phố.
Ban quản trị cũng không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, tài khoản mà lại giữ quỹ bảo trì, nếu xảy ra thất thoát, tham ô, tham nhũng, chiếm dụng, thì lấy gì để bảo trì định kỳ hoặc bất thường các tòa nhà chung cư.
Đáng tiếc là vấn đề quan trọng này không được luật hóa. Hy vọng, Chính phủ và các bộ, ngành sẽ có hướng dẫn cụ thể khi triển khai Luật Nhà ở sửa đổi.
Theo ông, nên để cơ quan nào quản lý quỹ bảo trì?
Tôi cho rằng, nên học tập theo nhiều nước trên thế giới, số tiền này được quản lý tập trung tại cơ quan quản lý nhà nước nào đó. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hoặc đột xuất theo yêu cầu của người dân, cơ quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện, nước, thang máy, phòng cháy, chữa cháy… đến kiểm tra, nếu phát hiện những thiết bị không bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân, mỹ quan của tòa nhà, thì báo cho cơ quan quản lý quỹ bảo trì sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng…
Mấu chốt của vấn đề là phải quản lý quỹ bảo trì công khai, minh bạch, chi tiêu tiết kiệm, chính xác và phải có sự giám sát của người dân.
Mạnh Bôn
-
Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?TP. HCM: Phá đường dây vận chuyển pháo nổ nhập lậu từ CampuchiaXử phạt 2 cửa hàng kinh doanh xăng dầu không đảm bảo chất lượng tại Trà Vinh và Bến TreĐề xuất tiêu chuẩn lão hóa đối với bồn chứa dầu ngầmĐốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháyYên xe đạp dành cho trẻ em bán trên AliExpress chứa chất độc hạiNhiều nghiên cứu thuốc hứa hẹn điều trị các loại vi rút gây bệnh do biến đổi khí hậu gây raBáo động nước ngầm nhiễm 'hóa chất vĩnh cửu' TFA không có cách nào để loại bỏSách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bánNhững loại thuốc cần tránh uống trước khi đi ngủ vì có thể không tốt cho sức khỏe
下一篇:35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Nhiều địa phương phát hiện lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu
- ·Gia tăng tình trạng nghiện game ở trẻ nhỏ trong kỳ nghỉ hè
- ·Nghiêm cấm lợi dụng tình hình bão lũ để tăng giá dịch vụ tại cảng biển
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Hà Tĩnh xử lý 13 cơ sở vi phạm trong kinh doanh thuốc chữa bệnh
- ·Khánh Hòa xử phạt 2 hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Mỹ: Băng vệ sinh phụ nữ có thể chứa các kim loại độc hại như chì, asen và cadmium
- ·Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- ·Nhiều vi phạm trong quản lý chất lượng thuốc tại TP.HCM
- ·Quảng Trị: Liên tiếp phát hiện số lượng lớn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc
- ·Ăn nấm hái trên nương khiến 5 bà cháu nhập viện, 2 trẻ tử vong tại Lai Châu
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·Nổ bồn chứa bụi gỗ ở Bình Dương khiến 4 người bỏng nặng
- ·Hà Nội: Buôn lậu hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp
- ·Tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Tham dự Vietnam International Sourcing 2024: Amazon Global Selling hỗ trợ doanh nghiệp Việt “cất cán
- ·Những thách thức khi ứng dụng AI trong thương mại điện tử
- ·Kon Tum: Liên tiếp phát hiện số lượng lớn thực phẩm, hàng hóa nhập lậu
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Yên xe đạp dành cho trẻ em bán trên AliExpress chứa chất độc hại
- ·Hơn 150 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc sau khi ăn cơm trưa
- ·Đồng Tháp: Phát hiện, xử lý cơ sở kinh doanh 3.480 bịch bánh tráng không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- ·Hưng Yên xử phạt 2 cơ sở kinh doanh 1.598 sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc
- ·Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- ·TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm trong kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc
- ·Quảng Ninh thu giữ gần 4.000 sản phẩm bánh kẹo, xúc xích nhập lậu
- ·Vinamilk kịp thời hỗ trợ 550.000 sản phẩm thiết yếu cho người dân vùng bão lũ
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Bác sĩ cảnh báo: Không tự đoán bệnh, mua thuốc 'xách tay' vì nguy hiểm tính mạng
- ·Hà Nội: Từ 2025 hộ gia đình nào không thực hiện phân loại rác sẽ bị xử phạt
- ·Cao Bằng thu giữ hơn 500 con gà, vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Chưa chứng nhận hàm lượng chì, sơn của Công ty Cổ phần Kingmann Paint & Coating có an toàn?