Tin tức mới cập nhật 24h hôm nay ngày 28/5 trong nước
Nắng nóng 41 độ kéo dài,ứcmớicậpnhậthngàket quả trực tiếp bóng đá sông Lam cạn trơ đáy
Tin tức mới cập nhật từ Vietnamnet, từ đầu tháng 5 đến nay, ở Nghệ An nắng nóng gay gắt liên tục, nhất là những ngày qua, gió Lào thổi suốt đêm ngày đã biến nhiều vùng ở đây thành ‘chảo lửa’. Nắng nóng dài ngày còn khiến mực nước sông Lam bị cạn kiệt, một số đoạn qua các huyện Thanh Chương, Nam Đàn thậm chí còn lộ rõ những bãi cát rộng lớn giữa sông đến mức người dân cho thể đi bộ qua.
Theo quan sát của PV, một vài điểm như ở cầu Rộ (xã Võ Liệt) và ở bến đò Phuống (xã Thanh Giang) thuộc huyện Thanh Chương, sông Lam dường như chỉ còn là ‘dòng sông chết’. Bãi cát giữa sông rộng mênh mông. Chỉ sát mép hai bên bờ là còn có dòng chảy nhỏ, mực nước cạn kiệt.
Theo tin tức mới cập nhật, Sông Lam cạn nước vì nắng nóng kéo dài
Sát chân cầu Rộ huyện Thanh Chương có hơn năm chục hộ dân chài quây quần mưu sinh. Nắng nóng gay gắt khiến bà con vạn chài cũng không thể mưu sinh. Ngồi tắm cho cháu nội dưới cái nắng đổ lửa, bà Trần Thị Vận (50 tuổi) lắc đầu: “Các năm trước sông Lam vẫn bị cạn trong mùa hè nhưng đâu đến nỗi này. Nếu nắng nóng còn tiếp tục thì chúng tôi chẳng còn nước mà sinh hoạt chứ đừng nói đánh cá”.
Bà Vận ngao ngán nói, do nước sông cạn kiệt nên tôm cá cũng ít đi. Mà khổ nỗi, nhiều ngày qua con thuyền của gia đình chỉ nằm một chỗ không đi nổi do nước quá cạn. Đói quá dân chài hò nhau lội ra vũng nước giữa sông cào hến. “Hến cào được nhiều nhưng rẻ như cho, hôm nào bán cũng ế. Giờ cố gắng lắm thì ngày cũng chỉ kiếm được 50.000 đồng thôi chú!”, bà Vận lắc đầu.
Trên chiếc thuyền cũ là gia đình 4 thế hệ sống chen chúc. Hàng chục dân chài ở đây vốn đã có dự án tái định cư từ hơn 10 năm trước nhưng đến giờ vẫn chưa thể lên bờ. Trao đổi với VietnamNet, chị Trần Thị Kim Loan, Trạm trưởng trạm khí tượng Tương Dương cho biết, nhiệt độ đo được tại ‘chảo lửa’ này vào trưa 27/5 là 39,8 độ. Những ngày trước đó nền nhiệt ở đây cũng ở mức từ 37-41 độ.
Hà Nội yêu cầu kiểm tra quỹ bảo trì chung cư Keangnam
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - vừa giao Sở Xây dựng, phối hợp UBND quận Nam Từ Liêm kiểm tra quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư Keangnam.Trước đó UBND thành phố Hà Nội nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ về “kinh phí bảo trì phần sở hữu tại chung cư Keangnam. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng và UBND quận Nam Từ Liêm làm rõ những vấn đề liên quan.
Hà Nội yêu cầu kiểm tra quỹ bảo trì chung cư Keangnam
Cụ thể, ông Tuấn giao Sở Xây dựng phối hợp cùng UBND quận Nam Từ Liêm kiểm tra và yêu cầu Chủ đầu tư (Cty TNHH MTV Keangnam Vina) và Ban quản trị nhà chung cư Keangnam Hà Nội thực hiện việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư theo quy định của pháp luật. Báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện trước ngày 5/6/2015.
Trước đó, cư dân tại chung cư Keangnam đã gửi đơn lên Thủ tướng với lý do được cho là có thể mất hơn 100 tỷ đồng phí bảo trì đã đóng do thông tin rao bán tòa nhà Landmark 72, theo Dân Trí.
Tin tức mới cập nhật 24h hôm nay ngày 28/5 quốc tế
Trung Quốc có thể đã chuyển vũ khí đến đảo nhân tạo ở Biển Đông
Sydney Morning Herald dẫn lời các quan chức quân sự Australia cho hay Trung Quốc có thể đã chuyển radar tầm xa và súng phòng không đến các đảo để tăng cường sức mạnh quân sự ở một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất của Australia. Động thái của Trung Quốc trên Biển Đông cũng khiến giới quân sự cấp cao của Australia phải bàn bạc về khả năng tiến hành các sứ mệnh "tự do hàng hải", thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Các sứ mệnh này có thể là điều tàu, máy bay tới khu vực hoặc tập trận cùng các đối tác khu vực.
Phát biểu tại một diễn đàn tối qua, Thư ký Bộ Quốc phòng Australia Dennis Richardson nói rằng dự án bồi đắp của Trung Quốc sẽ là mối quan ngại đáng kể nếu chúng mang mục đích quân sự. "Việc tìm hiểu về mục đích cải tạo đất là chính đáng, mục đích du lịch dường như là không thể", ông nói. "Với quy mô và sự hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc, việc nước này cải tạo đất nhằm mục đích quân sự sẽ là một mối quan ngại đặc biệt".
Hôm 26/5, quân đội Trung Quốc ngang nhiên so sánh việc bồi đắp và xây dựng trên các đá ở Biển Đông với những công trình xây dựng bình thường như xây đường ở những nơi khác tại nước này. Tuy nhiên, đồng thời, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng công bố một báo cáo tái khẳng định cách tiếp cận cứng rắn hơn trong vấn đề quốc phòng khiến các nước láng giềng phải cảnh giác.
Trung Quốc có thể đã chuyển vũ khí đến đảo nhân tạo ở Biển Đông, theo tin tức mới cập nhật
Báo cáo chiến lược này nói rằng sẽ bổ sung việc "bảo vệ các vùng biển lớn" vào nhiệm vụ "phòng thủ ngoài khơi" truyền thống của hải quân, tăng cường khả năng phản công và tiến hành các hoạt động chung trên biển. Trong khi đó, lực lượng hải quân sẽ "nỗ lực chuyển trọng tâm từ bảo vệ không phận sang cả phòng thủ lẫn tấn công".
Trong một bài phỏng vấn, ông Âu Dương Ngọc Tĩnh, tổng cục trưởng Cục Các vấn đề Biên giới và Đại dương, thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, công khai thừa nhận nhiều cơ sở hạ tầng, trong đó có đường băng, bến cảng, hệ thống viễn thông, mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Dù nói rằng chúng "chủ yếu được dùng vào mục đích dân sự", ông này vẫn ngang nhiên cho hay Trung Quốc có quyền triển khai các cơ sở cần thiết ở các đảo và rạn san hô nhằm mục đích phòng vệ quân sự". Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, nơi có lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được vận chuyển qua mỗi năm. Từ tháng 3/2014, Bắc Kinh ồ ạt cải tạo đất tại 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc đánh chiếm.
Những hình ảnh được một máy bay trinh sát Mỹ ghi lại gần đây cho thấy nhiều công trình đang được xây dựng, trong đó có một đường băng đủ dài để mọi loại phi cơ cất và hạ cánh, VnExpressđưa tin.
Hoàng Anh(T/h)
Giết con dã man rồi đổ tội cho thú cưng