TP.HCM đang nỗ lực để có thể sớm hoàn thiện Đề án Xây dựng Trung tâm Tài chínhquốc tế Việt Nam tại Thành phố. |
Xây “sân chơi” cho nhà đầu tưquốc tế
Một cuộc họp bàn về việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế ở Việt Nam vừa được tổ chức hôm qua (23/7). Tại cuộc họp này,âysânchơichonhàđầutưtàichínhquốctếti so real Dự thảo Đề án tổng thể về phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam - mang tính chất đề án khung, do Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực hiện - đã được đưa ra thảo luận.
Cùng với đó, hai dự thảo khác - Dự thảo Đề án Xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM và Dự thảo Đề án Xây dựng TP. Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực - cũng được đặt lên bàn của đại diện các bộ, ngành, địa phương tham gia cuộc họp.
Mới chỉ là những phác thảo ban đầu, song theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, dù trung tâm tài chính là mô hình đã được phát triển tại nhiều quốc gia, nhưng với Việt Nam, đây là vấn đề mới và phức tạp. Do vậy, việc lựa chọn mô hình và cách thức xây dựng trung tâm tài chính cần được thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các bài học kinh nghiệm quốc tế.
Dự thảo Đề án cũng chỉ rõ, nguyên tắc xuyên suốt là “trung tâm tài chính phải là ‘sân chơi’ của các nhà đầu tư tài chính quốc tế, có luật chơi chung tương thích với thông lệ quốc tế, như về cơ chế vận hành, phát triển các hệ sinh thái, cơ chế ưu đãi…, nhưng đồng thời phải phù hợp với điều kiện Việt Nam, trong đó ưu tiên lợi ích quốc gia là trên hết”.
Cũng vì lý do đó, khi xây dựng bản đề án tổng thể và đưa ra lấy ý kiến của các bộ, ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - với vai trò thành viên Ban Chỉ đạo - cho rằng, phải phân tích, đánh giá và so sánh được các nội dung về lợi ích và rủi ro của trung tâm tài chính, các điều kiện cần và đủ để hình thành trung tâm tài chính và đánh giá tác động các cơ chế chính sách đề xuất cho “sân chơi” này.
Tương tự, quan điểm nhất quán là, với việc xây dựng một trung tâm tài chính, Việt Nam sẽ hình thành một khu vực có thể chế riêng, vượt trội, đặc thù để đủ khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư tài chính quốc tế. Tuy nhiên, có 3 nguyên tắc cơ bản được đề ra đối với các chính sách này. Đó là các chính sách đã rõ, phù hợp thông lệ quốc tế, đã được kiểm chứng thì áp dụng; các chính sách chưa rõ, nhưng thông lệ quốc tế vẫn đang áp dụng và trong tầm kiểm soát thì cho áp dụng thí điểm và sẽ luật hóa sau; còn các nội dung ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia (như chống rửa tiền, chuyển giá, trốn thuế…) thì không áp dụng.
Cơ bản thống nhất với các đề xuất trên, ông Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho rằng, muốn phát triển các trung tâm tài chính quốc tế và khu vực ở Việt Nam, phải có các chính sách ưu đãi đột phá để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển. Cả ông Kỳ Minh và ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đều cho biết, hai thành phố sẽ nỗ lực để có thể sớm hoàn thiện các đề án, trình các cấp thẩm quyền xem xét. Bên cạnh đề án khung, thì đây là hai đề án có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển các trung tâm tài chính ở Việt Nam.
Không bỏ lỡ “cơ hội vàng”
Việc kiến tạo “sân chơi” cho nhà đầu tư tài chính quốc tế đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nỗ lực thực hiện trong suốt thời gian qua. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chính là một trong những người tiên phong đề xuất việc xây dựng và phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.