【bxh hy lap】Giải pháp nào cho doanh nghiệp thiếu vốn thời hội nhập?

时间:2025-01-10 11:29:12 来源:88Point
giai phap nao cho doanh nghiep thieu von thoi hoi nhapXóa nợ thuế hơn 117 triệu đồng cho 1 doanh nghiệp tư nhân
giai phap nao cho doanh nghiep thieu von thoi hoi nhapHàng trăm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp Pháp dành cho người Việt
giai phap nao cho doanh nghiep thieu von thoi hoi nhapPhát triển doanh nghiệp công nghệ: “Chìa khóa hóa Rồng”
giai phap nao cho doanh nghiep thieu von thoi hoi nhap
Quang cảnh hội thảo.

Có thể nói, vốn là một trong các nguồn lực không thể thiếu để thực hiện các mục tiêu phát triển doanh nghiệp, trong đó nguồn vốn tín dụng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, do cung cách quản lý, sự quản trị doanh nghiệp còn có khiếm khuyết và bất cập, thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thể thuyết phục các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chấp nhận cung cấp tín dụng.

Theo Báo cáo khảo sát đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Hồng tăng cường tiếp cận tín dụng thông qua năng lực quản trị và minh bạch hoạt động tài chính do VCCI thực hiện, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu vay vốn ngắn, trung và dài hạn.

Hiện nay, số doanh nghiệp huy động vốn thành công trên số lần huy động có nhiều kết quả khác nhau. Có doanh nghiệp có nhu cầu vay là vay được, bên cạnh đó, cũng có khoảng 20% doanh nghiệp có nhu cầu nhưng chưa tiếp cận được tín dụng.

Thực tế, bên cạnh một số cơ hội, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về vốn, công nghệ, năng suất lao động, nguồn nhân lực có tay nghề. Đại diện VCCI cho rằng, để giúp doanh nghiệp tiếp cận tín dụng thành công cần sự phối hợp các giải pháp đồng bộ từ nhiều phía: Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Nhà nước và các bộ, ngành.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Việt Hưng, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, ngoài Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các định chế tài chính khác mà doanh nghiệp có thể tiếp cận là quỹ thuộc các bộ, ngành, địa phương như quỹ đầu tư phát triển địa phương, quỹ hợp tác xã, quỹ bảo vệ môi trường, quỹ bảo lãnh tín dụng ngân hàng vừa và nhỏ…

Hiện 27 quỹ phát triển ở địa phương có thể bảo lãnh lên tới 1.400.000 tỷ đồng với các đối tượng ưu tiên là nông nghiệp, công nghệ cao, sản phẩm xuất khẩu và các dự án ưu tiên của địa phương. Tuy nhiên, điểm yếu của nhiều doanh nghiệp là chưa biết cách xây dựng dự án có tính thuyết phục khiến việc tiếp cận dòng vốn này gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Xuân Bắc- đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng: Các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp thông qua bảo lãnh của quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương, Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gian qua chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Do đó, đề nghị các bộ, ngành triển khai đồng bộ các quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời hướng dẫn các chính sách bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn. Đồng thời, xây dựng hiệu quả các chương trình tín dụng phục vụ phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, phối hợp với ngành ngân hàng triển khai chương trình kết nối ngân hàng -doanh nghiệp, kịp thời xử lý các khó khăn của người dân, doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.

Tại hội thảo, các diễn giả, đại diện doanh nghiệp đã trao đổi, chia sẻ trực tiếp những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình tiếp cận vốn, đề xuất giải pháp làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận vốn, ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, đóng thuế đầy đủ nhưng chỉ trong thời gian ngắn nhất, thuận tiện nhất.

推荐内容