| Phối cảnh đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng. |
Bộ GTVT vừa có công văn số 9949/BGTVT - CĐCTVN gửi Văn phòng Chính phủ để tham gia ý kiến về đề xuất mới đây của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc điều chỉnh phương án đầu tưvà hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương đối với Dự ánPPP cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng. Đề nghị tính đúng,ềucấncátrongphươngánđầutưcaotốcHữuNghịkết quả atlas tính đủ Trước đó, vào đầu tháng 8/2023, UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có công văn số 1054/UBND – KT gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh phương án đầu tư và hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương đối với Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được đầu tư theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT. Do thời gian thu phí dài, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của nhà đầu tư và khó khăn trong việc bố trí ngân sách địa phương nên UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất tách đoạn tuyến từ Hữu Nghị đi Tân Thanh - Cốc Nam dài 17 km thành 1 dự án độc lập sử dụng vốn đầu tư công; đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43 km tiếp tục thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT. Được biết, Dự án này đã được HĐND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt chủ trương đầu tư với chiều dài khoảng 60 km, trong đó đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43 km, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, đoạn Hữu Nghị - Tân Thanh - Cốc Nam (kết nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh) dài 17 km, quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 14,5 m. Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án là 10.620 tỷ đồng; cơ cấu nguồn vốn gồm vốn nhà nước tham gia khoảng 5.000 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương 2.500 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2.500 tỷ đồng), vốn nhà đầu tư huy động khoảng 5.620 tỷ đồng; thời gian thu phí khoảng 31 năm 11 tháng. Theo Bộ GTVT, hiện nay, pháp luật về đầu tư PPP chỉ quy định đánh giá tính khả thi của phương án tài chínhdự án PPP thông qua các thông số như giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ suất lợi ích/chi phí (B/C), mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính (NPV, IRR, B/C) khi thay đổi tổng mức đầu tư, chi phí vận hành, doanh thu, thời gian hợp đồng dự án… không khống chế thời gian thu hồi vốn đầu tư. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai các dự án PPP kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian qua cho thấy, nếu dự án PPP có thời gian thu hồi vốn càng lớn thì việc kêu gọi nhà đầu tư, đặc biệt là huy động nguồn vốn vay để triển khai đầu tư càng khó khăn. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tư vấn rà soát kỹ, tính toán, xác định chi phí đầu tư xây dựng phù hợp, bảo đảm tính đúng, tính đủ, phù hợp với quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật dự án, giải pháp thiết kế, xây dựng công trình dự án; các thông số tính toán đầu vào để tính toán phương án tài chính như lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, mức giá phí, lộ trình tăng giá phí, đặc biệt là số liệu khảo sát, dự báo nhu cầu vận tải, tốc độ tăng trưởng… đảm bảo phù hợp với quy định. Làm rõ phương án tách dự án Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có chiều dài khoảng 60 km, bao gồm tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43km và tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam dài 17 km. Cụ thể, tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng có điểm đầu tại Km1+800 (lý trình Quốc lộ 1) kết nối với đường vào cửa khẩu Hữu Nghị (thuộc địa phận thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn); điểm cuối tại Km44+749,67 (lý trình tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn) thuộc xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam cũng được chia làm 2 đoạn. Đoạn tuyến số 1 có điểm đầu Km0+000 giao với tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (lý trình khoảng Km7+700); điểm cuối Km14+353 tại nút giao giữa Quốc lộ 4A và đường vào cửa khẩu Tân Thanh dài khoảng 15 km. Đoạn tuyến số 2 có điểm đầu Km0+000 (tại nút giao IC07 Km7+500 giữa tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam với đường đi vào khu cửa khẩu Cốc Nam); điểm cuối Km1+875 tại nút giao giữa Quốc lộ 4A và đường đi vào khu cửa khẩu Cốc Nam dài 1,9 km. |