【ketquabong da】Nhiệt tình như… “dân” múa minh họa
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-09 23:56:49 评论数:
Múa minh họa là từ mà những người làm nghệ thuật ưa dùng,ệttnhnhưdnmaminhhọketquabong da để nói một cách bình dân, dễ hiểu về đội ngũ cộng tác trong những chương trình nghệ thuật. Khi có họ, chương trình sẽ thêm màu sắc, sinh động hơn.
Ở nhiều chương trình lớn, không thể thiếu những diễn viên múa minh họa nhí.
Những người múa minh họa có tuổi đời khác nhau, có trẻ em mới 5, 6 tuổi, cũng có bạn ở lứa tuổi đôi mươi. Tham gia vào nhiều tiết mục trong một chương trình và phần lớn là tiết mục mở màn hoặc kết. Cùng với lực lượng chuyên nghiệp, họ tạo nên sự hoành tráng, đông đủ và tạo hình ấn tượng cho những tiết mục hát, múa. Biên đạo múa Huỳnh Bích Hạnh, Phó trưởng Phòng Nghệ thuật quần chúng, Trung tâm Văn hóa tỉnh, chia sẻ rằng, ai không xem họ quan trọng, nhưng với những người biên đạo múa như chị, rất quý trọng lực lượng diễn viên quần chúng này. Mỗi chương trình nghệ thuật, tùy theo mức độ của những tiết mục hát, múa, sẽ cần lực lượng không giống nhau. Có chương trình cần vài chục người, nhưng cũng có chương trình phải vài trăm người, tạo nên sự đa dạng, nhiều sắc màu.
Vì thế, đội ngũ này cần phải được “nuôi dưỡng”, gắn kết trong thời gian khá dài và phải tạo được đội ngũ kế thừa liên tục. Còn nhớ, khi Hậu Giang mới được chia tách, lực lượng này dường như không có. Bởi tại trung tâm của thành phố Vị Thanh khi đó chưa có chương trình nào lớn. Nhìn thấy điều này, biên đạo múa Huỳnh Bích Hạnh tham khảo ý kiến của lãnh đạo và mở ngay lớp dạy múa vào những buổi tối, đặc biệt chú trọng đến lứa tuổi thiếu nhi, thiếu niên. Lúc đầu, ít người tham gia, nhưng dần dần, nhờ tuyên truyền miệng, nên lực lượng này đông đúc hơn. May mắn, đó cũng là lúc Hậu Giang tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật lớn, từ các chương trình nghệ thuật đêm giao thừa, đến các chương trình nghệ thuật khai mạc Festival Lúa gạo lần thứ I, kỷ niệm thành lập tỉnh, chương trình quyên góp Quỹ vì người nghèo, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ… Có chương trình, cần đến gần 500 lực lượng diễn viên quần chúng. Sự chủ động chuẩn bị đào tạo đội ngũ “đinh”, nhất là qua các hội thi, hội diễn, đã tạo được một lực lượng múa minh họa có thể đáp ứng được yêu cầu từ các chương trình.
Do không phải tham gia thường xuyên, lâu lâu mới có một chương trình, nên những người múa minh họa cũng chủ động được thời gian. Từ việc theo tập múa cho vui, rèn luyện thể chất, dần dần ai cũng có niềm đam mê thật sự. Em Lê Thị Tuyết Như, 15 tuổi, học tại Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Vị Thủy), chia sẻ: “Lúc 4 tuổi, em mê múa lắm, mẹ chiều ý em, đưa lên Trung tâm Văn hóa tỉnh tìm lớp. Lúc đó, gặp cô Hạnh cũng đang tìm người, thế là theo học. Rồi được tham gia những chương trình nhỏ, đến chương trình lớn. Riết niềm đam mê múa lớn dần trong em và em đang nuôi dưỡng ước mơ được đi học múa sau khi hoàn tất chương trình phổ thông”. Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung, mẹ Tuyết Như, chia sẻ: “Tôi thích múa, nhưng vì điều kiện không cho phép nên ngày xưa không học được. Thấy con có năng khiếu nên cũng tạo điều kiện để con được tham gia. Nhà ở cách thành phố Vị Thanh gần 10km, nhưng hơn 10 năm nay, tôi luôn đưa đón con mỗi khi có chương trình tập luyện, biểu diễn. Nhìn con múa trên sân khấu, tôi như thấy ước mơ của mình khi xưa đã trở thành hiện thực”.
Lực lượng này được tìm kiếm và xây dựng như hôm nay, ngoài biên đạo múa Huỳnh Bích Hạnh, còn có biên đạo múa Hoàng Mỹ. Hoàng Mỹ ban đầu làm ở ngân hàng, nhưng niềm đam mê nghệ thuật đã đưa anh từ người làm phong trào không chuyên, đã dần có chỗ đứng, thương hiệu và giờ không chỉ dàn dựng chương trình, mà anh còn phụ trách dạy múa ở các lớp năng khiếu tại Nhà thiếu nhi thành phố Vị Thanh. Hoàng Mỹ nói: “Khi cần xây dựng chương trình lớn, tôi sẽ cùng tìm lực lượng quần chúng này, từ chính học trò của mình hoặc liên hệ với nhà trường để tuyển chọn đủ số lượng yêu cầu. Lực lượng này luôn được tôi giữ liên lạc, để khi cần, sẽ gọi cùng tham gia vào những tiết mục múa phục vụ cho các chương trình nghệ thuật. Dù hợp đó, rồi cũng tan liền, nhưng ai cũng nhiệt tình, đã làm thì rất tận tâm”.
Có người tham gia đội ngũ này từ những lớp năng khiếu, cũng có người tham gia vì sự hiếu kỳ, vì bạn bè rủ để tham gia vào các chương trình lớn khi trung tâm văn hóa tuyển chọn. Thù lao từ những chương trình từ vài trăm ngàn đến hơn một triệu đồng, nói thì nghe… “bự”, nhưng coi lại quá trình tập luyện suốt một khoảng thời gian cho chương trình, thì cũng không gọi là nhiều…
Mỗi khi có chương trình, ai cũng háo hức vì được khoác lên mình những bộ quần áo lộng lẫy, được đứng trên sân khấu lung linh và khi chương trình kết thúc, các em lại giản dị với đồng phục học sinh. Dù ít được nhớ tên, nhưng công việc thời vụ này cũng giúp những người múa minh họa được thể hiện mình và nuôi dưỡng cho những ước mơ ngày một lớn hơn…
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ